SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tiết 8 – Bài 9

QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT
C3, C4 VÀ CAM

I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Phân biệt được pha sáng và pha tối quang hợp
-         Phân biệt được các con đường cố định CO2 trong pha tối ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
-         Giải thích được sự thích nghi quang hợp của thực vật C4 và CAM với môi trường sống của chúng
2. Kĩ năng
Rèn một số kĩ năng:
- Phân tích, so sánh
- Quan sát
- Tư duy lôgic, khái quát kiến thức
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
- Biết chăm sóc cây trồng và bảo vệ môi trường
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Trực quan – Tìm tòi
-         Giảng giải
-         Thảo luận nhóm
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
-         Bảng: Phân biệt con đường cố định CO2 của các nhóm thực vật C3, C4 và CAM

Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
Đối tượng



Điều kiện sống



Tế bào cố định CO2



Thời gian cố định CO2



Năng suất quang hợp



IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức :
- Ổn định lớp
-  kiểm tra sĩ số: Lớp: 11A2 :             
                           Lớp: 11A4:
                           Lớp: 11A5:
2.Kiểm tra bài cũ:
-          Quang hợp là gì? Viết phương trình quang hợp
-         Trình bày vai trò của quá trình quang hợp?
3. Khám phá
GV đặt vấn đề:
·        Quang hợp có vai trò rất quan trọng đối với sự sống
·        Vậy quang hợp được diễn ra như thế nào và có phải tất cả thực vật đều quang hợp như nhau không? à GV vào bài mới
4. Kết nối

Hoạt động của GV và HS
Nội dung

? Thế nào là pha sáng quang hợp?
HS trả lời


? Pha sáng quang hợp diễn ra ở bộ phận nào của lục lạp?
? Trong pha sáng quang hợp xảy ra những quá trình nào?
HS nghiên cứu SGK – 40 trả lời
GV yêu cầu HS lên bảng viết phương trình quang phân li nước
? GV yêu cầu HS quan sát hình 9.1 SGK – 40 và cho biết nguyên liệu và sản phẩm của pha sáng quang hợp là gì?
GV gợi ý nguyên liệu tạo ra ATP là ADP để HS hoàn thiện phần nguyên liệu của pha sáng quang hợp có thêm cả ADP


? Pha tối quang hợp diễn ra ở bộ phận nào của lục lạp?
HS trả lời
? Thực vật C3 gồm những loại cây nào?
? GV yêu cầu HS trả lời lệnh 1 HS: ATP và NADPH
GV yêu cầu HS quan sát hình 9.2 SGK - 41 và cho biết pha tối quang hợp ở thực vật C3 diễn ra theo chu trình nào? Gồm những giai đoạn nào?
HS quan sát hình vẽ trả lời:
·        Chu trình Canvin
·        Gồm 3 giai đoạn
GV: Nhìn vào hình 9.1 ta thấy ở cuối giai đoạn khử có 1 phần AlPG tham gia vào quá trình tái sinh chất nhận và 1 phần AlPG tách ra khỏi chu trình kết hợp với hợp chất 3C khác tạo thành C6H12O6
? Sản phẩm cuối cùng của pha tối quang hợp là gì?
HS: C6H12O6
? GV yêu cầu HS trả lời lệnh SGK – 41
HS dựa vào hình vẽ trả lời:
·        Giai đoạn khử: ATP, NADPH
·        Giai đoạn tái sinh chất nhận: ATP
GV: Tại sao gọi thực vật quang hợp theo chu trình Canvin là thực vật C3?
HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời:
Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối quang hợp là hợp chất 3C
GV bổ sung: thực vật C3 quang hợp theo chu trình Canvin được đặt theo tên của nhà khoa học đã phát hiện ra con nó
- GV: Hầu hết thực vật quang hợp theo chu trinh C3 nhưng hiện nay các nhà khoa học còn phát hiện thêm 2 con đường quang hợp khác ở thực vật đó là con đường quang hợp ở thực vật C4 và CAM
? Thực vật C4 gồm những loại cây nào?
- GV: Tương tự thực vật C3, tại sao lại gọi là thực vật C4?
- HS dựa vào mạch kiến thức vừa học về thực vật C3 trả lời: vì sản phẩm cố định CO2 đầu tiên trong pha tối quang hợp của những thực vật này là hợp chất 4C
? Diễn biến pha tối ở thực vật C4 gồm những giai đoạn nào?
HS trả lời
GV: Pha tối ở thực vật C4 là phản ứng thích nghi sinh lí đối với cường độ ánh sáng mạnh àThực vật C4 có nhiều ưu việt hơn so với thực vật C3(cường độ quang hợp cao hơn, điểm bù CO2 thấp hơn, điểm bão hòa ánh sáng cao hơn, nhu cầu nước thấp hơn, thoát hơi nước thấp hơn) à năng suất quang hợp của C4 cao hơn C3

? Thực vật CAM gồm những loại cây nào?
GV: Về bản chất hoá học, thực vật CAM giống với thực vật C4. Nhưng do điều kiện khô hạn, để tránh mất nước do thoát hơi nước thì thực vật CAM phải đóng khí khổng vào ban ngày và mở vào ban đêm nên pha tối quang hợp ở thực vật CAM phải diễn ra ở 2 khoảng thời gian khác nhau
? Diễn biến pha tối quang hợp ở thực vật CAM?
HS trả lời
·        Chu trình C4 diễn ra vào ban đêm (lúc khí khổng mở)
·        Chu trình C3 diễn ra vào ban ngày (lúc khí khổng đóng)
GV: Về bản chất hoá học thì pha tối quang hợp ở thực vật CAM giống C4 nhưng ở thực vật CAM cũng có 2 loại tế bào chứa lục lạp như thực vật C4 không?
HS trả lời: Thực vật CAM không có 2 loại tế bào chứa lục lạp như thực vật C4
? Pha tối quang hợp ở thực vật CAM diễn ra trong điều kiện rất khó khăn nên hiệu quả quang hợp của nó có cao không?
HS: Không
GV: Mặc dù năng suất quang hợp không cao nhưng đó là đặc điẻm thích nghi sinh lí của thực vật CAM đối với môi trường khô hạn ở sa mạc
I. Pha sáng
- Khái niệm: Pha sáng là pha chuyển hoá năng lượng của ánh sáng đã được diệp lục hấp thụ thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH

- Diễn ra ở Tilacôit
- Qúa trình quang phân li nước
ASMT
 
 

DL
 
    2 H2O                        4 H+ + 4 e- + O2



- Nguyên liệu: H2O, ánh sáng, NADP+, ADP
- Sản phẩm: O2, ATP, NADPH





II. Pha tối (cố định CO2)
- Diễn ra ở chất nền (Strôma)

1. Thực vật C3
- Đối tượng: Từ rêu đến cây gỗ lớn
- Xảy ra ở tế bào mô giậu lá


- Diễn biến: Chu trình Canvin gồm 3 giai đoạn
·        Giai đoạn cố định CO2
Ribulôzơ 1,5 di P + CO2 à APG (3C)
·        Giai đoạn khử
APG à AlPG
·        Giai đoạn tái sinh chất nhận ban đầu






- Sản phẩm: C6H12O6















2. Thực vật C4
- Đối tượng: mía, rau dền, ngô, kê…








- Diễn biến:
+) Chu trình C4:
·        Xảy ra ở tế bào mô giậu
·        Sản phẩm cố định CO2 đầu tiên là AOA
+) Chu trình C3: Xảy ra ở tế bào bao bó mạch





3. Thực vật CAM
- Đối tượng: Xương rồng, dứa, thanh long…











- Diễn biến:
·        Chu trình C4: ban đêm
·        Chu trình C3: ban ngày







- Xảy ra ở tế bào mô giậu
4. Thực hành luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức bài học
- GV yêu cầu HS trả lời các câu hỏi 3, 6, 7 sgk - 43
5. Vận dụng
- Trả lời câu hỏi SGK – 43
- GV yêu cầu hs hoàn thành bảng phân biệt quang hợp ở 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM


Thực vật C3
Thực vật C4
Thực vật CAM
Đối tượng
Rêu, gỗ
Mía, ngô, kê, rau dền…
Xương rồng, Thanh long
Điều kiện sống
Ôn đới
Nhiệt đới và cận nhiệt đới
Khô hạn
Tế bào cố định CO2
Tế bào mô giậu
- Tế bào mô giậu
- Tế bào bao bó mạch
Tế bào mô giậu
Thời gian cố định CO2
Ban ngày
Ban ngày
Ban ngày và đêm
Năng suất quang hợp
Thấp
Cao
Thấp
- Đọc trước bài 10 - Ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh đến quang hợp
V. RÚT KINH NGHIỆM



Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN