SH 11: Bài 16: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ( tiếp)

Ngày soạn:  4/11/2015
Ngày giảng:  10/11/2015

Tiết 17 –Bài 16
TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT ( tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu được cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá thích nghi với thức ăn động vật và thực vật.
- So sánh cấu tạo và chức năng của ống tiêu hoá ở động vật ăn thực vật và động vật ăn động vật
2. Kĩ năng
-         Rèn kĩ năng quan sát trânh hình phát hiện kiến thức
-         Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy lôgic
-         Rèn kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đặc điểm tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn cỏ, mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng của ống tiêu hoá của mỗi dạng
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
     - Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Giảng giải
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát - Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
-         PHT

Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Chiều dài ống tiêu hoá



Răng
                           


Dạ dày



Ruột non




Manh tràng (Ruột tịt)


Ruột già



IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Khám phá (5’)
- Kiểm tra bài cũ:
- Phân biệt tiêu hoá nội bào và tiêu hoá ngoại bào? Cho ví dụ.
- Cho biết những ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá và tiêu hoá thức ăn trong túi tiêu hoá?
Mở bài: Động vật ăn động vật và động vật ăn thực vật đều có cơ quan tiêu hoá là ống tiêu hoá. Vậy cấu tạo của ống tiêu hoá ở hai nhóm động vật này có điểm nào giống và khác nhau?




2. Kết nối


Hoạt động của thầy và trò
TG
Nội dung kiến thức
*HĐ: Tìm hiểu về đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
* Hình thức : Chia nhóm

 GV yêu cầu HS kể tên 1 số động vật ăn thịt, ăn thực vật và ăn tạp?
HS vận dụng kiến thức thực tiễn trả lời
- GV yêu cầu HS tìm hiểu về tiêu hoá ở động vật ăn thịt và thực vật ăn thực vật thông qua phiếu học tập: So sánh cấu tạo và chức năng ống tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật
- GV yêu cầu HS mô tả quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật có dạ dày 4 ngăn
- HS nghiên cứu SGK trả lời
+) Dạ dày cỏ: chứa nhiều VSV tiêu hoá Xenlulôzơ à Làm mềm thức ăn khô và lên men
+) Dạ tổ ong: đưa thức ăn lên miệng để nhai lại
+) Dạ  lá sách: Hấp thụ lại nước
+) Dạ múi khế: Tiết Pepsin và HCl tiêu hoá prôtêin có trong cỏ và VSV từ dạ cỏ xuống
30
IV. Đặc điểm tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật
- Đáp án phiếu học tập

4. Thực hành luyện tập (9’)
- Hãy chọn câu trả lời đúng:
Chức năng của dạ múi khế ở động vật nhai lại là:
A.  Chứa thức ăn, tiêu hoá sinh học nhờ các vi sinh vật
B.  Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt
C.  Tiêu hoá hoá học nhờ nước bọt, hấp thu bớt nước
D.  Tiết ra pepxin và HCl tiêu hoá prôtêin
- GV hỏi thêm:
Vì sao ruột non ở động vật ăn thực vật lại dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt?
Vì sao Ruột tịt ở động vật ăn thịt không phát triển trong ở động vật ăn thực vật lại có manh tràng rất phát triển?
à HS dựa vào đặc điểm thức ăn để giải thích đặc điểm thích nghi đó của động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật

- GV liên hệ: Động vật ăn thực vật và động vật ăn thịt là các mắt xích trong chuỗi và lưới thức ăn. Từ đó đảm bảo dòng tuần hoàn vật chất và năng lượng, cân bằng sinh thái à Cần có ý thức bảo vệ động thực vật và môi trường sống của chúng, đặc biệt động vật hoang dã quý hiểm và bảo tồn đa dạng sinh học.
Phần bổ sung kiến thức:
Em có biết vì sao thỏ lại ăn phân của mình? Vì trong viên phân có màu xanh là những viên phân chưa được tiêu hoá hết, mặt khác trong viên phân đó lại có chứa nhiều vi sinh vật cộng sinh. Vì vậy ăn những viên phân này hoàn toàn có lợi trong tiêu hoá của thỏ.
5. Vận dụng ( 1’)
- Chuẩn bị câu hỏi sách giáo khoa trang 68
- Đọc trước bài: Các hình thức hô hấp ở động vật
ĐÁP ÁN PHIÊU HỌC TẬP


Thú ăn thịt
Thú ăn thực vật
Chiều dài ống tiêu hoá
Ngắn
Dài

Răng
- Nhọn à Cắt, xé thức ăn

- Bằng à Nghiền nát thức ăn


Dạ dày
- Dạ dày đơn
- Tác dụng: Tiêu hoá cơ học, hoá học

- Dạ dày đơn, Dạ dày 4 ngăn
- Tác dụng: Tiêu hoá cơ học, sinh học, hoá học

Ruột non
- Ngắn
- Tiêu hoá hoá học và hấp thụ thức ăn
- Dài vài chục mét
- Tiêu hoá hoá học, sinh học và hấp thụ thức ăn


Manh tràng (Ruột tịt)
- Không phát triển và không có chức năng tiêu hoá thức ăn
- Rất phát triển
- Có nhiều VSV cộng sinh tiếp tục tiêu hoá Xenlulôzơ và các chất dinh dưỡng khác
- Hấp thụ các chất dinh dưỡng đơn giản vào máu
Ruột già
Chứa phân và hấp thụ nước
Chứa phân và hấp thụ nước

 V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY






Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN