SH 11: Bài 28 + 29: ĐIỆN THẾ NGHỈ - ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG

Phùng Văn Huy                                                                                                               0918.111.849
Ngày soạn:01/1/2016
Ngày giảng:05/1/2016

Tiết 32 – Bài 28 + 29

ĐIỆN THẾ NGHỈ - ĐIỆN THẾ HOẠT ĐỘNG


I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được khái niệm điện thế nghỉ
-         Vẽ được đồ thị điện thế hoạt động và điền tên các giai đoạn của điện thế hoạt động vào đồ thị
-         Trình bày được cách lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần kinh có bao miêlin và không có bao miêlin
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về lan truyền trên sợi thần kinh có và không có bao miêlin
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát – Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHƯC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
-         Trình bày cấu trúc hệ thần kinh dạng ống
-         Phân biệt phản xạ không điều kiện và phản xạ có điều kiện? Cho ví dụ?
2. Khám phá (1’)
GV đặt vấn đề: Vì sao ở động vật có tổ chức thần kinh nói chung và ở động vật có tổ chức thần kinh dạng ống nói riêng, tốc độ phản ứng xảy ra rất nhanh và chính xác? à Vì trong tế bào, đặc biệt là tế bào tế thần kinh, có điện tích cả khi tế bào đang nghỉ cũng như hưng phấn (bị kích thích) đều có điện, gọi là điện thế nghỉ và điện thế hoạt động à Vào bài mới
3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
? Hưng phấn là gì?
HS dọc SGK trả lời
Nghiên cứư SGK và hình 18.1 – 114 và trả lời 1 số câu hỏi sau:
? Điện thế nghỉ có ở tế bào nào?
? Điện thế nghỉ ở tế bào thần kinh mực ống được đo như thế nào?
? Từ kết quả đo được ở trên có nhận xét gì về điện tích ở 2 phía màng tế bào?
HS quan sát hình vẽ kết hợp SGK trả lời
? Từ kết quả thí nghiệm trên trình bày khái niệm điện thế nghỉ? Lấy ví dụ?
GV giảng giải: Người ta quy ước đặt dấu (-) trước các trị số điện thế nghỉ vì phía bên trong mnàg mang điện âm so với phía ngoài màng mang điện (+)




? Nghiên cứu SGK – 114 và cho biết điện thế nghỉ được hình thành chủ yếu nhờ những yếu tố nào?

? Quan sát hình 28.2 SGK – 115 và nhận xét sự phân bố của các ion ở 2 bên màng tế bào?
HS quan sát hình vẽ trả lời


? Quan sát hình 28.2 và cho biết khi tế bảo ở trạng thái nghỉ ngơi thì
·        Loại ion nào di chuyển đuợc từ trong ra phía ngoài màng và nằm lại sát ngoài màng tế bào?
·        Loại ion đó làm phía ngoài màng tích điện gì?
HS quan sát hình vẽ trả lời

Quan sát hình 28.3 kết hợp SGK – 115 và trả lời các câu hỏi sau:
? Bơm Na – K có bản chất là gì?
? Bơm Na – K nằm ở vị trí nào của tế bào?
? Bơm Na – K thực hiện những nhiệm vụ gì?
HS nghiên cứu SGK trả lòi




? Điện thế hoạt động xuất hiện khi nào?
? Quan sát hình 29.1 sgk – 117 và cho biết điện thế hoạt động là gì?
? Quan sát đồ thị điện thế hoạt động và cho biết điện thế hoạt động gồm những giai đoạn nào?
HS nghiên cứu SGK trả lời




? Quan sát hình 29.2 SGK – 118 và thực hiện lệnh SGK – 118
HS quan sát hình vẽ và trả lời
- Hình 29.2 A: Cổng Na+ mở, các ion Na+ đi từ ngoài vào trong tế bào theo nguyên lí khuyếch tán làm trung hoà điện tích âm ở mặt trong tế bào (mất phân cực) và làm thay đổi điện tích mặt trong màng từ (-) sang (+) à Giai đoạn đảo cực (trong (+), ngoài (-))
- Hình 29.2 B: Cổng Na+ đóng, cổng K+ mở làm ion K+ đi từ trong ra ngoài tế bào theo nguyên lí khuếch tán làm mặt ngoài tích điện (+), mặt trong (-) à Tái phân cực






? Nghiên cứu SGK – 118 và cho biết xung thần kinh là gì?
? Do đâu mà xung thần kinh lan truyền được dọc sợi thần kinh?
HS nghiên cứu SGK trả lời


? Nghiên cứu SGK – 118 và trình bày hình thức lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin?
HS nghiên cứu SGK trả lời
GV cho HS quan sát hình 29.3 SGK – 118 và giải thích rõ hơn cơ chế hình thành và lan truyền xung thần kinh sợi thần kinh không có bao miêlin
? Nhận xét tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin
HS nghiên cứu SGK trả lời

Nghiên cứu SGK – 119 và trả lời một số câu hỏi sau:
? Trình bày cấu tạo sợi thần kinh có bao miêlin?
? Xung thần kinh lan truyền như thế nào trên sợi thần kinh có bao miêlin?
? Nhận xét về tốc độ lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin?
HS nghiên cứu SGK trả lời
GV cho HS quan sát hình 29.4 SGK – 119 và giải thích cơ chế hình thành và lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin
HS thực hiện lệnh SGK – 119?
- Xung thần kinh lan truyền trên sợi thần kinh có bao miêlin theo cách nhảy cóc từu eo Ranvie này sang eo Ranvie khác vì các bao Ranvie có tính chất cách điện à Qúa trình đảo cực không thể xảy ra ở vị trí có bao Miêlin mà chỉ xảy ra ở vị trí các eo Ranvie
- Thời gian xung thần kinh lan truyền từ vỏ não xuống ngón chấn là 1,6/100 = 0,016s à Nghĩa là xung thần kinh lan truyền xuống ngón chân ngay lập tức
5



















































11

































17







































I. Khái niệm điện thế nghỉ

- Hưng phấn là sự biến đổi lí hoá xảy ra trong tế bào khi bị kích thích








- Điện thế nghỉ là sự chênh lệch điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích, phía bên trong màng mang điện âm so với phía bên ngoài mang điện dương
- Ví dụ: Điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ của mực ống là -70mV, của tế bào nón trong mắt ong mật là -50mV
II. Cơ chế hình thành điện thế nghỉ
( Giảm tải)
1. Sự phân bố ion
- Nồng độ K+ trong tế bào cao hơn bên ngoài tế bào, Nồng độ Na+ trong tế bào thấp hơn ngoài tế bào
2. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion
- Màng tế bào có tính thấm chọn lọc với ion K+
- Cổng K+ mở làm K+ di chuyển từ trong ra ngoài tế bào và nằm sát mặt ngoài màng tế bào à Phía ngoài màng tế bào tích điện dương, Phía trong màng tế bào lại tích điện âm
à Hai bên màng tế bào có lớp điện kép tạo ra sự chênh lệch điện thế gọi là điện thế màng (điện thế nghỉ)
3. Vai trò của bơm Na - K
- Cấu tạo: Bơm Na – K là các chất vận chuyển có bản chất là prôtêin
- Vị trí: Nằm trên màng tế bào
- Nhiệm vụ
·        Chuyển K+ từ ngoài vào trong tế bào à Làm cho nồng độ K+ trong tế bào luôn cao hơn bên ngoài
·        Chuyển Na+ từ trong tế bào ra ngoài, ngược Građien nồng độ
à Bơm Na – K tiêu tốn năng lượng
à Duy trì điện thế hoạt động
III. Điện thế hoạt động
1. Khái niệm điện thế hoạt động
- Điện thế hoạt động xuất hiện khi bị kích thích
- Khái niệm: Điện thế hoạt động là sự biến đổi điện thế nghỉ ở màng tế bào từ phân cực sang mất phân cực, đảo cực và táo phân cực
- Điện thế hoạt động gồm 3 giai đoạn:
·        Mất phân cực (khử cực)
·        Đảo cực
·        Tái phân cực
2. Cơ chế hình thành điện thế hoạt động
( Giảm tải)

- Mất phân cực là hiện tượng điện thế trong và ngoài tế bào bằng nhau; là do tế bào bị kích thích:
·        Kênh Na+ mở và Na+ từ ngoài màng tràn vào tế bào chất
·        Kênh K+ đóng nên làm cân bằng điện thế trong và ngoài màng
 - Đảo cực: Sau khi mất phân cực, Na+ vẫn vào tế bào chất à Trong màng mang điện dương và ngoài màng mang điện âm à Có phân cực nhưng ngược với ban đầu
- Tái phân cực: Với lượng Na+ nhất định được chuyển vào tế bào chất, kênh Na+ đóng lại, kênh K+ mở à K+ từ trong tế bào chất ra ngoài màng và trở về trạng thái ban đầu

IV. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh
1. Xung thần kinh
- Khái niệm xung thần kinh: Xung thần kinh là điện thế hoạt động xuất hiện ở nơi bị kích thích
- Xung thần kinh lan truyền dọc sợi thần kinh là do sự mất phân cực, đảo cực và tái phân cực liên tục
2. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh không có bao miêlin
- Cách lan truyền: Xung thần kinh lan truyền liên tục từ vùng này sang vùng khác kề bên trên sợi thần kinh
- Tốc độ lan truyền: Chậm (3-5m/s)



3. Lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh có bao miêlin
- Cấu tạo sợi thần kinh:
·        Sợi thần kinh có các bao miêlin bao quanh
·        Các bao miêlin bao bọc sợi thần kinh không liên tục mà ngắt quãng tạo thành các eo Ranvie
·        Bao miêlin có bản chất phôtpholipit, màu trắng và cách điện
- Cách lan truyền: Xung thần kinh lan truyền theo cách nhảy cóc từ eo Ranvie này sang eo Ranvie khác
- Tốc độ lan truyền: Nhanh (100m/s)


4. Thực hành luyện tập (5’)
- GV củng cố kiến thức bài học
-Trả lời câu hỏi 2,3 SGK – 120
-GV liên hệ: Con người ứng dụng dòng điện sinh vật để sản xuất ra các thiết bị điện tử phát hiện được thời kì động dục của bò để giao phối, chuẩn đoán thời gian đẻ của bò; Ghi điện não đồ và điện tâm đồ để chẩn đoán bệnh trong y học
-GV hỏi thêm: Tại sao xung thần kinh chỉ truyền theo 1 hướng mà không truyền theo hướng ngược lại
5. Vận dụng (1’)
- Đọc kết luận SGK – 119
- Đọc mục “ Em có biết” – SGK – 120
- Trả lời câu hỏi SGK – 120
- Đọc trước bài 30 - Truyền tin qua xinap
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN