SH 11: Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC

Ngày soạn:28-8-2015
Ngày giảng:03-9-2015
Tiết 3 – Bài 3

THOÁT HƠI NƯỚC

I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu được vai trò của thoát hơi nước đối với đời sống thực vật
- Chứng minh được lá là cơ quan thoát hơi nước
- Nêu và giải thích được một số tác nhân gây ảnh hưởng đến thoát hơi nước
2. Kĩ năng
Rèn một số kĩ năng:
- Phân tích, so sánh
- Quan sát
- Tư duy lôgic, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
- Biết chăm sóc cây trồng và bảo vệ môi trường
- Giải thích được cơ sở khoa học của vấn đề tưới nước hợp lý cho cây trồng
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát – Tìm tòi
-         Giảng giải
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Tranh hình SGK phóng to
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
? Phân biệt dòng mạch gỗ va dòng mạch rây: Cấu tạo, thành phần dịch, động lực của dòng chảy?
2. Khám phá
GV đặt vấn đề: Ở bài 2, dòng mạch gỗ được vận chuyển ngược chiều trọng lực chủ yếu do sự thoát hơi nước ở lá à Thoát hơi nước ở lá được thực hiện như thế nào à Bài mới
3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
TG
? Lượng nước mà rễ cây hấp thụ được được sử dụng như thế nào?
HS:
·        Khoảng 98% bị mất do thoát hơi nước
·        Khoảng 2% được cây sử dụng cho các hoạt động sống…
? Em hiểu thế nào về sự thoát hơi nước ở thực vật?
HS: Sự thoát hơi nước là sự mất nước ở thực vật
GV: Nhờ có sự thoát hơi nước ở lá, nước được cung cấp đến từng tế bào của cây

? Qúa trình thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với cơ thể thực vật?
HS suy nghĩ trả lời
GV giảng giải:
- THN giúp vận chuyển nước, các ion khoáng và các chất tan khác từ rễ đến mọi cơ quan của cây trên mặt đất
- THN tạo môi trường liên kết các bộ phận của cây
- THN tạo độ cứng cho thực vật thân thảo
- Nguyên liệu dùng cho quá trình quang hợp là nước và CO2 (hình 3.1 sgk – 15)
- Nhiệt độ của lá cây đang THN mạnh có thể thấp hơn nhiệt độ của lá đang héo đến 7OC
GV bổ sung:
-         Lá cây hấp thụ 75% ánh sáng mặt trời, chỉ có 3% dùng cho quang hợp, còn lại biến thành nhiệt năng làm lá nóng lên nhanh
-         1g nước thoát ra làm mất 1 lượng nhiệt là 2,3KJ
-         THN làm cho các dung dịch chất hữu cơ do lá quang hợp cô đặc hơn


? Lá có cấu tạo nào phù hợp với chức năng thoát hơi nước?
HS trả lời


? Thoát hơi nước qua khí khổng phụ thuộc vào điều gì?
? Độ đóng mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào?
? Khí khổng đóng và mở khi nào?
HS đọc sgk trả lời
GV giảng giải về sự đóng mở khí khổng (hình 3.1 sgk – 18)
GV: Khí khổng không bao giờ đóng hoàn toàn
? Mở rộng: Nguyên nhân nào làm cho tế bào khí khổng no nước hay mất nước?
HS suy nghĩ:
-         Do ánh sáng
-         Hoạt động hô hấp và quang hợp
-         Biến đổi tinh bột và đường
? Có nhận xét gì về quá trình thoát hơi nước qua cutin?
HS suy nghĩ trả lời
? Tại sao cây sống ở sa mạc có lớp cutin dày và không có khí khổng ở mặt trên của lá?
HS: Cây sống ở sa mạc khô nóng, thiếu nước, lớp cutin dày để giảm bớt thoát hơi nước

GV giảng giải: Độ mở của khí khổng càng rộng, thoát hơi nước càng nhanh. Thoát hơi nước qua cutin chỉ chiếm đến ¼ ở cây chịu bóng, giảm xuống còn 1/10 ở cây ngoài sáng hay còn thấp hơn ở những loài cây đã thích nghi với điều kiện khô hạn à Do vậy, những tác nhân ảnh hưởng đến độ mở của khí khổng sẽ ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước
? Có những nhân tố nào ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước?
HS suy nghĩ trả lời
Liên hệ: Trong sản xuất nông nghiệp cần có những biện pháp kĩ thuật gì để tạo điều kiện cho quá trình thoát hơi nước được thuận lợi?
HS suy nghĩ trả lời:
-         Cung cấp đủ nước cho đất
-         Trồng trọt với mật độ phù hợp
-         Bón phân hợp lí
-         Tạo điều kiện cho rễ hô hấp bằng cách xới đất, sục bùn

? Trạng thái cân bằng nước trong cây là trạng thái như thế nào?
? Tại sao phải tưới nước hợp lí cho cây?
? Để tưới nước hợp lí cho cây cần dựa trên những cơ sở khoa học nào?
HS: Dựa vào đặc điểm di truyền, pha sinh trưởng, phát triển của giống và loài cây, đặc điểm của đất và thời tiết
GV: Nhu cầu về nước của cây được chẩn đoán theo các chỉ tiêu sinh lí như áp suất thẩm thấu, hàm lượng nước và sức hút của lá cây













I. VAI TRÒ CỦA QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC
- Thoát hơi nước là động lực đầu trên của dòng mạch gỗ









- Làm khí khổng mở ra à Giúp CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp
- Giúp hạ nhiệt độ của lá vào những ngày nắng nóng











II. THOÁT HƠI NƯỚC QUA LÁ
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước
- Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước: Khí khổng và cutin
2. Hai con đường thoát hơi nước: qua khí khổng và qua cutin
a. Thoát hơi nước qua khí khổng
- Là con đường thoát hơi nước chủ yếu nhất
- Phụ thuộc vào sự điều tiết độ đóng mở của khí khổng
- Độ mở khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào hàm lượng nước
·         Khi no nước à Khí khổng mở
·       Khi mất nước à Khí khổng đóng






b. Thoát hơi nước qua cutin
- Lớp cutin càng dày thoát hơi nước càng giảm và ngược lại






III. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH THOÁT HƠI NƯỚC









-         Nước
-         Ánh sáng
-         Nhiệt độ, gió, một số ion khoáng








IV. CÂN BẰNG NƯỚC VÀ TƯỚI TIÊU HỢP LÍ CHO CÂY
- Cân bằng nước là sự tương quan giữa lượng nước do rễ hút vào (A) và lượng nước thoát ra (B)
- Khi A = B à Cây đủ nước, phát triển bình thường
- Khi A > B à Cây dư thừa nước, phát triển bình thường
- Khi A< B à Cây mất nước, lá héo à Năng suất giảm, thậm chí chết


2

































































4. Thực hành luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức bài học
- Liên hệ: Thoát hơi nước có ý nghĩa rất quan trọng, làm giảm nhiệt độ môi trường xung quanh, tăng độ ẩm không khí, cung cấp nguyên liệu cho quá trình quang hợp à Cần có ý thức bảo vệ cây xanh, bảo vệ rừng, trồng cây ở vườn trường và nơi công cộng, Sử dụng hợp lí và tiết kiệm tài nguyên nước
HS trả lời 1 số câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Thoát hơi nước ở lá chủ yếu được thực hiện bằng con đường nào?
A. Bì khổng
B. Khí khổng
C. Lớp cutin
D. Cả A, B, C
Câu 2: Cấu tạo của lá phù hợp với chức năng thoát hơi nước là:
A. Khí khổng, diệp lục
B. Khí khổng, mô giậu
C. Khí khổng, cutin
D. Khí khổng, không bào
Câu 3: Độ đóng mở của khí khổng phụ thuộc chủ yếu vào
A. Ánh sáng
B. Nhiệt độ
C. Nước
D. Một số ion khoáng
5. Vận dụng
- Đọc kết luận SGK – 19
- Đọc mục “Em có biết” SGK - 19
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 4 – Vai trò của các nguyên tố khoáng

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN