SH 11: Bài 24: ỨNG ĐỘNG

Phùng Văn Huy                                                                                                                   0918.111.849
Ngày soạn: 15/11/2015
Ngày giảng: 01/12/2015

Tiết 25 – Bài 24
ỨNG ĐỘNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm ứng động
- Phân biệt được ứng động với hướng động
- Phân biệt được ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng
- Nêu được một số ví dụ về ứng động không sinh trưởng
- Trình bày được vai trò của ứng đông không sinh trưởng trong đời sống thực vật
2. Kĩ năng
-         Rèn kĩ năng quan sát trânh hình phát hiện kiến thức
-         Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy lôgic
-         Rèn kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Giảng giải
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát - Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Bảng 1:

Phản ứng hướng sáng







-         Bảng 2
















IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Khám phá (5’)
* Kiểm tra bài cũ:
- Trình bày khái niệm, cơ chế và phân loại hướng động?
- Có những kiểu hướng động nào? Tác nhân gây ra các kiểu hướng động đó là gì?

2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
GV đặt vấn đề vào bài mới bằng cách cho HS thực hiện lệnh SGK – 102 bằng cách hoàn thành bảng 1


Phản ứng hướng sáng
Vận động nở hoa


Tác nhân kích thích
Tác nhân kích thích từ 1 hướng xác định

Tác nhân kích thích từ mọi hướng (không xác định)
Cơ quan thực hiện
Thân, rễ, cành
Cánh hoa, cụm hoa

GV: Vận động nở hoa được gọi là ứng động. Vậy ứng động là gì?
HS dựa vào nội dung bảng vừa hoàn thành đưa ra khái niệm ứng động

HS đưa ra 1 số ví dụ khác về ứng động


? Có những tác nhân nào gây ra ứng động ở thực vật?

? Dựa vào tác nhân kích thích hãy gọi tên các dạng ứng động






GV lấy 1 số ví dụ : Sự nở hoa, lá cây trinh nữ cụp lại, sự đóng mở khí khổng và yêu cầu học sinh nhận xét về sự biến đổi của các đối tượng trên
HS dựa vào những quan sát thực tế đưa ra nhận xét

? Quan sát hình 24.1 và đưa ra khái niệm về ứng động sinh trưởng
GV khẳng định: Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây
GV giảng giải thêm:
·        Ở vận động nở hoa, tốc độ sinh trưởng của 2 mặt cánh hoa là khác nhau
·        Ứng động sinh trưởng có sự tham gia của các hoocmôn thực vật

? HS lấy thêm 1 số ví dụ khác về ứng động sinh trưởng và từ đó cho biết có những dạng ứng động sinh trưởng nào?




? Từ các ví dụ hãy chỉ ra các tác nhân kích thích gây ra ứng động
GV đưa thêm các ví dụ:
·        Hoa quỳnh nở 24h
·        Hoa sen nở 7h
·        Hoa mười giờ nỏ 10h
à Vận động nở hoa của thực vật đã tạo ra nhịp đồng hồ sinh học
Liên hệ: Trong thực tiến, con người ứng dụng hiện tượng ứng động ở thực vật như thế nào?
à Điều khiển cho hoa nở vào đúng dịp tết, kéo dài thời gian nghỉ của chồi hoặc đánh thức chồi bằng các tác nhân nhiệt độ, hoá chất, chất kích thích sinh trưởng

? Quan sát hình 24.2 sgk – 103 và cho biết điều gì xảy ra khi va chạm vào cây trinh nữ?
? Từ hiện tượng trên hãy cho biết thế nào là ứng động không sinh trưởng?

? HS liên hệ thực tiễn và đưa thêm 1 số ví dụ khác về ứng dộng không sinh trưởng
? Quan sát hình 24.2 và giải thích nguyên nhân gây ra sự vận động cụp lá của cây trinh nữ khi bị va chạm? à Khi va chạm, sức trương của nửa dưới của các chỗ phình bị giảm do nước di chuyển vào những mô lân cận
? Quan sát hình 14.3 và cho biết nguyên nhân nào gây nên sự đóng mở khí khổng? à Do sự biến đổi hàm lượng nước trong khí không
? Đọc mục “Em có biết” SGK – 104 và cho biết sự vận động bắt mồi của cây gọng vó là kiểu ứng động gì?
? Từ các ví dụ vừa nêu trên hãy cho biết có những dạng ứng động không sinh trưởng nào?








? Dựa vào các dạng ứng động không sinh trưởng chỉ ra tác nhân kích thích của ứng động không sinh trưởng?
? Phân biệt ứng động sinh trưởng và ứng động không sinh trưởng?
ƯĐST
ƯĐKST
- Có sự phân chia và lớn lên của các tế bào

- Tác nhân kích thích: Ánh sáng, nhiệt độ
- Ví dụ: Vận động nở hoa, hạt nảy mầm
- Có tính chu kì
- Không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào
- Tác nhân kích thích: Tác nhân cơ học, hoá học
- Ví dụ: Cây nắp ấm bắt mồi, cây trinh nữ cụp lá
- Không có tính chu kì

? Hiện tượng hoa nở hay cụp lại dưới tác động của nhiệt độ, ánh sáng có ý nghĩa như thế nào?
? Sự cụp lá của cây trinh nữ có ý nghĩa như thế nào?
? Ở vùng khí hậu lạnh, cây rụng lá và có chồi ngủ có tác dụng gì?
? Hiện tượng cây bắt mồi có ý nghĩa gì?
? Ứng động có vai trò như thế nào đối với đời sống thực vật?
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời
























8














17






























































































7
















I. KHÁI NIỆM ỨNG ĐỘNG

- Khái niệm: Ứng động (vận động cảm ứng) là hình thức phản ứng của cây trước tác nhân kích thích không định hướng
- Ví dụ: Hoa nở, cây nắp ấm bắt mồi
- Tác nhân kích thích: Nhiệt độ, ánh sáng, nước, hoá chất, tác động cơ học
- Ứng động gồm:
·        Quang ứng động
·        Nhiệt ứng động
·        Thuỷ ứng động
·        Hoá ứng động
·        Ứng động tiếp xúc

II. CÁC KIỂU ỨNG ĐỘNG





1. Ứng động sinh trưởng
- Khái niệm: Ứng động sinh trưởng là kiểu ứng động, trong đó, các tế bào ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan có tôc độ sinh trưởng khác nhau do tác động của các kích thích không định hướng của tác nhân ngoại cảnh
- Ví dụ: Vận động nở hoa, hạt nảy mầm





- Gồm:
·        Vận động nở hoa: hoa bồ công anh sáng nở tối cụp; hoa tulip, nghệ tây nở ở nhiệt độ cao, cụp ở nhiệt độ thấp
·        Vận động ngủ, thức: lá cây sáng xoè tối cụp; chồi hoa đào, khoai tây

- Tác nhân kích thích: Ánh sáng, nhiệt độ















2. Ứng động không sinh trưởng
- Khái niệm: Ứng động không sinh trưởng là kiểu ứng động không có sự phân chia và lớn lên của các tế bào của cây
- Ví dụ: Cây trinh nữ cụp lá lại khi bị va chạm, Sự đóng mở khí khổng, Cây nắp ấm bắt mồi















- Gồm:
·   Ứng động sức trương: Sự biến đổi hàm lượng nước trong các tế bào chuyên hoá và trong cấu trúc chuyên hoá (Sự đóng mở khí khổng, lá cây xấu hổ cụp lại khi bị va chạm)
·   Ứng động tiếp xúc và hoá ứng động: Do xuất hiện các kích thích lan truyền (Cây gọng vó, cây nắp ấm bắt mồi)
- Tác nhân kích thích: Tác động cơ học và hoá học
















III. Vai trò của ứng động
- Ứng động giúp thực vật phản ứng thích nghi đa dạng với sự thay đổi của môi trường sống à Đảm bảo cho thực vật tồn tại và phát triển


3. Thực hành luyện tập (7’)
-         GV yêu cầu HS phân biệt hướng động và ứng động bằng cách hoàn thành bảng số 2
HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bảng

Hướng động
Ứng động
ĐẶc điểm kích thích
Theo 1 hướng xác định
Không định hướng
Phản ứng của cây
Có hướng (+ hoặc -)
Vô hướng
Tốc độ phản ứng
Chậm
Nhanh
Cơ chế
Sự phân bố không đồng đều của hoocmôn sinh trưởng
Biến đổi sức trương nước hoặc nhịp điệu đồng hồ sinh học
4. Vận dụng (1’)
-         HS đọc kết luận SGK – 101
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK – 101
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../


Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN