SH 11: Bài 15: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT

Ngày soạn: 3/11/2015
Ngày giảng: 9/11/2015
B- CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

Tiết 16 –Bài 15
TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được khái niệm tiêu hoá ở động vật
-         Nêu được sự tiến hoá về hệ tiêu hoá ở động vật từ tiêu hoá nội bào đến túi tiêu hoá và ống tiêu hoá
-         Trình bày được quá trình tiêu hoá thức ăn ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá , tiêu hoá trong túi tiêu hoá và trong ống tiêu hoá
2. Kĩ năng
-         Rèn kĩ năng quan sát trânh hình phát hiện kiến thức
-         Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy lôgic
-         Rèn kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về đặc điểm tiêu hoá ở động vật ăn thịt và ăn cỏ, mối quan hệ giữa đặc điểm cấu tạo với chức năng của ống tiêu hoá của mỗi dạng
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Giảng giải
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát - Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Khám phá  (1’)
- Ổn định tổ chức lớp
- Kiểm tra bài cũ: không
- ĐVĐ:
GV: Phần trước chúng ta đã nghiên cứu về nội dung chuyển hoá vật chất và năng lượng ở thực vật à Vậy chuyển hoá vật chất và năng lượng ở động vật có gì khác so với thực vật à Bài mới

2. Kết nối


Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung

·        HĐ 1: Tìm hiểu về tiêu hóa
·        Hình thức: Cả lớp
GV yêu cầu trả lời câu hỏi trắc nghiệm SGK- 61 để tìm hiểu về khái niệm tiêu hoá
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời đáp án D

GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và hình 15.1 SGK- 62 trả lời một số câu hỏi sau:
? ĐV chưa có cơ quan tiêu hoá gặp ở loại ĐV nào?
?Thực hiện lệnh sgk - 62 à Đáp án B
?Động vật đơn bào tiêu hoá bằng hình thức nào?
HS quan sát hình 15.1 kết hợp với SGK trả lời
+ Thức ăn từ môi trường vào cơ thể hình thành không bào tiêu hoá .
+ Tại đây nhờ enzim của lizôxôm được biến đổi thành chất đơn giản di vào tế bào chất
+ Chất cặn bả thải ra ngoài.


HĐ 2: Tìm hiểu về tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá
·        Hình thức: Cả lớp

GV yêu cầu HS quan sát hình 15.2 kêt hợp với SGK- 63 trả lời 1 số câu hỏi sau:
?Túi tiêu hoá có ở những động vật nào?
? Túi tiêu hoá có đặc điểm gì đặc biệt?
?Trả lời lệnh SGK – 63
? ở thuỷ tức, thức ăn được tiêu hoá bằng hình thức nào?
?Tiêu hoá ngoại bào có ưu điểm gì so với tiêu hoá nội bào? à Tiêu hoá được thức ăn có kích thước to
HS nghiên cứu SGK và suy nghĩ trả lời

·        HĐ 3: Tìm hiểu về tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá
·        Hình thức: Cả lớp

GV yêu cầu HS trả lời 1 số câu hỏi sau:
? Động vật nào có ống tiêu hoá?
? HS trả lời lệnh SGK- 64
? Hình thức tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá là gì?
? HS trả lời lệnh SGK- 65
    +) Diều (giun đất, châu chấu): chứa và làm mềm thức ăn
    +) Mề – Dạ dày cơ (Chim): Nghiền nát thức ăn dạng hạt

3



























17



















20













I. Tiêu hoá là gì ?
- Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn giản mà cơ thể hấp thụ được
- Quá trình tiêu hoá xảy ra ở:
+ Bên trong tế bào: tiêu hoá nội bào.
+ Bên ngoài tế bào: tiêu hoá ngoại  bào.
II. Tiêu hoá ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá

-         Đại diện: Động vật đơn bào

-         Hình thức: Tiêu hoá nội bào

-Diễn biến: Thức ăn vào không bào
Enzim (lizoxom)
 
             
Tiêu .hoá                                 chất đơn giản đi vào tế bào  chất, còn chất thải thải ra ngoài.









III. Tiêu hoá ở động vật có túi tiêu hoá

- Đại diện: Ruột khoang, giun dẹp

- Túi tiêu hoá có 1 lỗ thông duy nhất vừa làm miệng vừa làm hậu môn
- Thức ăn          →          vào túi tiêu hoá
TH ng/bào
 
                          
Thức ăn KT lớn                       mảnh nhỏ
TH nội bào
 
                    
Mảnh T/ăn                           chất đơn giản
 

- Hình thức: Tiêu hoá ngoại bào và nội bào
- Ưu điểm: tiêu hoá được những thức ăn có kích thước lớn





IV. Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá
- Đại diện: Động vật có xương sống và động vật không xương sống
- Ống tiêu hoá người: Miệng à Hầu à Thực quản à Dạ dày à Ruột non à Ruột già à Hởu môn
- Hình thức: Tiêu hoá ngoại bào



4. Thực hành luyện tập ( 6‘)
   1. Phân biệt tiêu hoá nội bào với tiêu hoá ngoại bào?
   2. Hãy chọn câu trả lời đúng:
    Tiêu hoá nội bào là quá trình tiêu hoá diễn ra:
     A. Bên ngoài tế bào                                  B. Bên trong tế bào                                 
     C. Bên ngoài cơ thể                                  D. Bên  trong cơ thể                                 
5. Vận dụng (1’)
-  Học bà và chuẩn bị câu hỏi sách giáo khoa trang 66
- Đọc trước bài 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT ( tiếp)
 Phần bổ sung kiến thức:

HỆ TIÊU HOÁ CỦA NGƯỜI
Bộ phận
Tiêu hóa cơ học
Tiêu hóa hóa học
Miệng
Nhai, đảo trộn làm nhỏ   tạo  viên thức ăn
Nước bọt chứa men amilaza biến đổi một phần tinh bột thành đường mantôzơ
Thực quản
Nuốt, đẩy viên thức ăn xuống dạ dày
Không có Enzim nhưng amilaza vẫn tiếp tục hoạt động
Dạ dày
co bóp nhào trộn thức ăn với dịch vị, đẩy thức ăn xuống ruột
Tiêt enzim pépsin biến đổi prôtêin ở mức độ nhất định
Gan
Không
Tiết dịch mật nhũ tương hoá mỡ
Tuỵ
Không
Tiết dịch tuỵ chứa các en zim đóng vai trò chủ yếu trong tiêu hoá hoá học ở ruột non
Ruột non
Co bóp tạo lực đẩy thức thức ăn dần xuống các phần tiếp theo của ruột, giúp thức ăn thấm đều dịch mật, dịch tuỵ, dịch ruột
Tiết đủ loại enzim biến đổi tất cả các loại thức ăn (gluxít, lipít, prôtêin) thành chất dinh dưỡng có thể hấp thụ được(đường đơn a xit amin,glycerin và axít béo tiêu hóa prôtêin
Ruột già
Co bóp tống phân ra ngoài
Tái hấp thụ nước


V. RÚT KINH NGHIỆM

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN