SH 11: Bài 27: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (Tiếp)

Phùng Văn Huy                                                                                                                  0918.111.849
Ngày soạn: 24/12/2015
Ngày giảng:30/12/2015

Tiết 31 – Bài 27
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT (Tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được sự phân hoá về cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống
-         Trình bày được sự ưu việt trong hoạt động của hệ thần kinh dạng ống
-         Giair thích được cấu trúc và hoạt động cỉa thần kinh dạng ống là tinh vi, linh hoạt, đảm bảo thực hiện phản ứng nhanh, chính xác giúp cho cơ thể thích ứng tốt với môi trường
-         Phân biệt được đặc điểm cơ bản của phản xạ ở dạng thần kinh ống và thần kinh hạch
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm cảm ứng ở động vật, mức cảm ứng ở các dạng động vật có tổ chức thần kinh khác nhau
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
- Nhận dạng được pahnr xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện
- Biết cách tạo ra phản xạ có điều kiện trong chăn nuôi
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát – Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHƯC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (4’)
-         Trình bày đối tượng và hình thức cảm ứng của động vật có tổ chức thần kinh dạng lưới và dạng chuỗi hạch?
-         Cảm ứng ở động vật được gọi là phản xạ khi nào?
2. Khám phá (1’)
GV đặt vấn đề: Ở bài trước chúng ta đã biết được cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch. Vậy động vật có hệ thần kinh dạng ống thì cảm ứng như thế nào? à Vào bài mới
4. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
? Hệ thần kinh dạng ống có ở những đối tượng nào?
? Quan sát hình 27.1 – SGK – 111 và giải thích vì sao lại gọi là hệ thần kinh dạng ống?
HS nghiên cứu SGK trả lời

? Thực hiện lệnh 1 SGK – 111
à Não à Tuỷ sống à Hạch thần kinh à Dây thần kinh
? Nghiên cứu SGK – 111 và cho biết hệ thần kinh dạng ống gồm những bộ phận nào?
? Thần kinh trung ương gồm những bộ phận nào?
? Nghiên cứu SGK – 111 và cho biết Não gồm những phần nào? Phần nào của não phát triển nhất và điều khiển các hoạt động của cơ thể?

? Thần kinh ngoại biên gồm những bộ phận nào?
? Dựa vào đặc điểm cấu tạo của hệ thần kinh dạng ống hãy cho biết những ưu việt hơn so với hệ thần kinh dạng lưới, dạng chuỗi hach? Vì sao lại có sự ưu việt đó? à Do có sự chuyên hoá rõ rệt về các bộ phận và sự chuyên hoá về chức năng
HS suy nghĩ trả lời

? Quan sát hình 27.2 SGK – 112 và trả lời một số câu hỏi sau:
? Cung phản xạ trong hình 27.2 gồm những bộ phận nào?
HS: Thụ quan đau ở da, Sợi cảm giác của dây thần kinh tuỷ, Tuỷ sống, Sợi vận động của dây thần kinh tuỷ, Các cơ co ở ngón tay
? Vì sao khi bị kim nhọn đâm vào ngón tay thì ngón tay co lại?
HS: Thụ quan đau ở tay đưa tin về tuỷ sống phân tích và gửi đến các cơ ngón tay và làm ngón tay co lại à Phản xạ tự vệ
? Phản xạ co ngón tay khi bị kích thích là phản xạ không điều kiện hay phản xạ có điều kiện?  Tại sao?
HS: Phản xạ không điều kiện. Vì phản xạ này từ khi sinh ra đã có, đặc trưng cho loài và rất bền vững
? Nhận xét về đặc điểm của phản xạ không điều kiện

? Thực hiện lệnh SGK – 112
- Phản ứng: Đứng yên, Bỏ chạy, tìm gậy, đá để đánh trả…
- Bộ phận tiếp nhận kích thích: Mắt
- Bộ phanạ xử lí thông tin và quyết định hành động: Não
- Bộ phận thực hiện: Cơ chân, tay
- Những suy nghĩ trong đầu để đối phó với chó dại:
·        Phải làm gì bây giờ?
·        Nếu bị chó dại cắn có thể sẽ chết vì chó dại mang vi trùng gây bệnh
·        Nếu đứng im chó sẽ cắn
·        Nếu bỏ chạy chó sẽ đuổi theo…
- Đây là phản xạ có điều kiện vì phải qua học tập, rút kinh nghiệm mới biết được những dấu hiệu của chó dại à Mỗi người có 1 cách xử lí thông tin khác nhau để đưa ra những cách xử lí khác nhau
? Nhận xét về đặc điểm của phản xạ có điều kiện?
? HS lấy thêm một số ví dụ về phản xạ có điều kiện khác
GV giảng thêm: Hình thức phản ứng có thể là
- Phản xạ đơn: 1 kích thích – 1 phản ứng trả lời
- Phản xạ chuỗi: Trả lời phản ứng trước là kích thích của phản ứng sau
GV khẳng định: Phản xạ ở động vật cso tổ chức thần kinh dạng ống rất nhanh, nhạy, chính xác, hoàn thiện.





11






















18
3. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng ống
- Đối tượng: Động vật có xương sống

a. Cấu trúc của hệ thần kinh dạng ống



* Thần kinh trung ương:
- Não: Gồm 5 phần
·        Bán cầu đại não (phát triển) à Điều khiển mọi hoạt động của cơ thể
·        Não trung gian
·        Não giữa
·        Tiểu não
·        Hành não
- Tuỷ sống: Nằm trong cột sống
* Thần kinh ngoại biên:
- Dây thần kinh
- Hạch thần kinh
à Thần kinh dạng ống có cấu tạo phức tạp và hoàn thiện dần nên các hoạt động của động vật ngày càng hoàn thiện và chính xác hơn


b. Hoạt động của hệ thần kinh dạng ống

* Phản xạ đơn giản (phản xạ không điều kiện)













- Mang tính bẩm sinh
- Được thực hiện bởi tuỷ sống và não bộ
- Rất bền vững
- Mang tính chủng loại, di truyền được
- Số lượng có hạn




* Phản xạ phức tạp (Phản xạ có điều kiện)




















- Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định
- Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trên vỏ não
- Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, luyện tập
- Mang tính cá nhân, không di truyền
- Số lượng vô hạn
à Giúp sinh vật thích nghi hơn với môi trường sống
4. Thực hành luyện tập (10’)
? Trình bày sự tiến hoá về tổ chức thần kinh của các nhóm động vật đã học?
·        Chưa có hệ thần kinh à Tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể trong thần kinh dạng lưới à Tập trung lại thành hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, dạng ống
·        Có sự phân hoá trong hệ thần kinh (hệ thần kinh dạng ống): Các tế bào thần kinh tập trung về phía đầu làm não bộ phát triển mạnh àMức độ phản ứng chính xác và đạt hiệu quả hơn
     ? Phân biệt phản xạ có điều kiện và phản xạ không điều kiện?
Phản xạ không điều kiện
Phản xạ có điều kiện
- Ví dụ: Thú con mới đẻ ra đã biết bú mẹ,...

- Sinh ra đã có


- Được thực hiện bởi tuỷ sống và não bộ


- Rất bền vững


- Mang tính chủng loại, di truyền được

- Số lượng có hạn
- Ví dụ: Gõ kẻng gọi cá lên ăn,…

- Có được trong đời sống, được hình thành trong những điều kiện nhất định

- Được hình thành bằng cách tạo nên những dây liên lạc tạm thời trên vỏ não

- Dễ bị mất đi nếu không được củng cố, luyện tập

- Mang tính cá nhân, không di truyền

- Số lượng vô hạn

5. Vận dụng (1’)
- Đọc kết luận SGK – 113
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK – 113
- Đọc trước bài 28 - Điện thế nghỉ
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN