TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học
TÀI
LIỆU
THÍ
NGHIỆM THỰC HÀNH
TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Môn
Sinh học
Tóm
tắt quy trình một bài thực hành






Bài 1. Nhận
biết một số thành phần hóa học của tế bào
I. MỤC TIÊU
1. Pha chế và sử dụng một số thuốc thử,
hóa chất thông dụng trong hóa sinh học: thuốc thử Lugol, Fehling.
2. Nhận biết protein, amino axit bằng một
số thuốc thử đặc trưng (ninhydrin, Biuret, HNO2), chứng minh một số
tính chất của protein: phản ứng màu với một số thuốc thử, kết tủa thuận nghịch
và không thuận nghịch.
3. Nhận biết tinh bột, saccharide, phân
biệt đường no và đường không no (đường còn và không còn tính khử).
4. Nhận biết lipid, chứng mình một số
tính chất của triglyceride.
5. Rèn các kỹ năng thực hành:
-
Kỹ năng thực hành thí nghiệm, đức tính
kiên nhẫn, để đạt được mục đích của mình.
-
Kỹ năng quan sát,
ghi chép kết quả thí nghiệm
-
Kỹ năng thao tác
thí nghiệm, bố trí thí nghiệm
-
Kỹ năng phân tích kết
quả thí nghiệm
-
Kỹ năng báo cáo kết
quả thực hành
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
A. Nhận biết protein
Kết tủa protein bằng muối trung tính (kết tuả thuận nghịch)
+ (NH4)2SO4
là muối trung tính, vừa có tác dụng trung hòa điện (các ion tác dụng tương hỗ với
các nhóm tích điện trái dấu), vừa loại bỏ lớp vỏ hydrat của phần tử keo
protein, do đó làm kết tủa protein. Phản ứng kết tủa này là kết tủa thuận nghịch,
các protein khác nhau bị kết tủa ở các nồng độ muối khác nhau.
+ So với albumin,
globulin có độ tan kém hơn nên kết tủa trước, khi hòa tan sẽ tan chậm hơn.
Kết tủa protein bằng axit hữu cơ (Kết tủa không
thuận nghịch)
+ TCA (tricloacetic
acid) là một muối hữu cơ có tác dụng làm biến tính protein (thay đổi tính tan,
hoạt tính sinh học, cấu trúc,...), khi đó protein bị đông tụ lại thành dạng keo
không hòa tan (kết tủa không thuận nghịch). Các nhân tố khác cũng có thể gây biến
tính protein như nhiệt độ cao, axit vô cơ đặc, một số axit hữu cơ, kiềm đặc, muối
kim loại nặng nồng độ cao,...
+ Phản ứng này được
sử dụng rộng rãi trong thực tế để phát hiện hoặc loại bỏ protein khỏi dung dịch,
phát hiện protein trong nước tiểu (độ nhạy lên tới 0,0015%).
B. Nhận biết tinh bột, saccharid
Phản ứng màu của tinh bột với iod
+ Amilose trong
tinh bột có khả năng tương tác tạo phức với tinh bột, hình thành cấu trúc xoắn
giữ các phân tử iod ở giữa (phức này có màu xanh đặc trưng).
Sự tương tác này dễ dàng bị phá vỡ khi đun nóng.
Phân biệt đường đơn (glucozơ) và đường đôi (sacarozơ )
+ Phản ứng với thuốc thử Fehling,
Benedict hay tráng gương đều là những phản ứng chứng minh glucose có tính khử, phân
biệt glucose với sucrose. Phản ứng Benedict và tráng gương có thể thực hiện dễ
dàng, hóa chất dễ chuẩn bị (chú ý tránh để AgNO3 dây ra tay). Thuốc
thử Fehling khó chuẩn bị (muối segnette). Khi thực hiện phản ứng tráng gương có
thể thực hiện thêm với sucrose.
Phản ứng với thuốc
thử Fehling
+ Trong thuốc thử
Fehling, muối tactrat có vai trò tạo phức với Cu2+ tạo ion phức
[Cu(C4H4O6)2]2– (khiến
Fehling có màu xanh lơ) nhằm ngăn cản sự tạo thành kết tủa Cu(OH)2
trong thuốc thử.
+ Ống nghiệm I: khi
tác dụng với glucose (HO–CH2–(CHOH)4–CH=O, có chứa gốc
andehyte) hoặc các chất chứa gốc andehyte, thuốc thử này tạo kết tủa Cu2O
đỏ. Phản ứng xảy ra khi đun nóng:
2Na2[Cu(C4H4O6)2]
+ NaOH + R–CHO + H2O
→ Cu2O +
R–COONa + 2H2C4H4O6 + 2Na2C4H4O6
+ Ống nghiệm II: không
tạo kết tủa vì sucrose (đường đôi) không có tính khử nên không có phản ứng với
Fehling.
Sucrose: 

Phản ứng Benedict
+ Phản ứng xảy ra
hoàn toàn tương tự như với thuốc thử Fehling.
+ Phản ứng này rất
nhạy, chỉ cần sử dụng glucose 0,1% là đã tạo kết tủa Cu2O đỏ gạch,
tuy nhiên kết tủa lẫn với dung dịch màu xanh dương nên dung dịch chuyển sang
màu xanh đậm.
+ Nếu sử dụng
glucose 1% thì lượng kết tủa sinh ra lớn, sẽ nhìn thấy rõ kết tủa Cu2O
(lẫn với màu xanh của dung dịch nên không thấy màu đỏ gạch mà chuyển sang đỏ
nâu, gần như đen).
Phản ứng tráng gương
+ Khi mới cho NH3
xảy ra phản ứng tạo và hòa tan kết tủa
AgNO3 + NH3 + H2O →
AgOH↓ + NH4NO3
AgOH +
2NH3 → [Ag(NH3)2]OH
+ Khi cho glucose
5% vào và đun nóng:
HO – CH2 –
(CHOH)4 – CH = O + 2[Ag(NH3)2]OH →
HO – CH2–
(CHOH)4– COONH4
+ 2Ag↓ +
3NH3↑ + H2O
C. Nhận biết lipid
Thí nghiệm về sự nhũ tương hóa
+ Bình thường mỡ
không hòa tan trong nước.
+ Khi có chất tạo
nhũ tương (axit mật, xà phòng,...), mỡ bị phân ra thành các giọt nhỏ, gọi là hiện
tượng nhũ tương hóa.
Thí nghiệm chứng minh mỡ chứa gốc glyceryl (trong triglycerid)
+ Khi đun nóng dầu
với chất lấy nước, glyceryl tự do được giải phóng, chất này mất nước tạo thành
acrolein có mùi khét đặc biệt, dễ nhận biết:
HO – CH2 –
CHOH – CH2 – OH → CH2= CH–CH= O + H2O
+ Khi cho giấy lọc
tẩm AgNO3/NH3 vào miệng ống sẽ xảy ra phản ứng tráng bạc:
CH2=CH–CH=O +
2AgNO3 + 3NH3 + H2O
→
CH2=CH–COONH4
+ 2NH4NO3 +
2Ag↓
* Chú ý: Nếu thay dầu lạc bằng lipid
không chứa glyceryl (như sáp) thì sẽ không có phản ứng này.
Phản ứng xà phòng hóa
+ Dưới tác dụng của
kiềm NaOH, triglycerid bị xà phòng hóa

+ Khi thêm CaCl2
vào sẽ tạo thành kết tủa canxi của muối hữu cơ.
Sự tạo thành axit béo tự do
+ Thêm H2SO4
vào dung dịch xà phòng, dung dịch trở nên đục do axit béo được tạo thành.
2R –
COONa + H2SO4 → 2R
– COOH + Na2SO4
Khi đun
nóng, axit béo nổi lên trên bề mặt dung dịch.
+ Khi
thêm NaOH vào ống nghiệm chứa axit béo xảy ra phản ứng trung hòa:
R – COOH +
NaOH → R – COONa
+ H2O
+ Khi dư
NaOH, dung dịch có môi trường bazơ làm phenol phtalein không màu chuyển sang
màu hồng.
+ Thêm
dung dịch axit béo xảy ra phản ứng trung hòa NaOH dư làm màu hồng nhạt dần, tiến
tới không màu.
III. THIẾT BỊ – HÓA CHẤT- MẪU VẬT
1. Dụng cụ
+ Ống nghiệm, pipet, cốc đong, ống đong 50ml, bình nón 50ml, đũa thủy tinh.
+ Giá đựng ống nghiệm, kẹp gỗ.
+ Bản sứ 6 giếng, cối chày sứ, chén thủy tinh, bình sắc ký.
+ Giấy lọc, giấy quỳ, giấy sắc ký, giấy thấm, bông.
+ Đèn cồn.
2. Thiết bị
+ Bếp điện, tủ ấm
370C, tủ lạnh, nồi cách thủy.
+ Máy đo pH, đồng
hồ, cân hóa chất.
3. Nguyên
liệu, hóa chất
+ Lòng trắng trứng,
tinh bột, dầu lạc, mỡ động vật
+ Glucose, sucrose
+ Ethanol 96%,
ether ethylic
+ Tricloacetic acid
(CCl3–COOH), H2SO4 đặc
+ Tinh thể (NH4)2SO4,
KI, I2, CuSO4.5H2O,
muối Segnette (kali natri tactrat,NaOOC–CHOH–CHOH–COOK.4H2O hay C4H4O6NaK.4H2O),
NaOH, KHSO4, CaCl2
+ Bột Na2CO3, natri citrat HOOC–CH2–C(OH)(COOH)–CH2–COONa
+ AgNO3/NH3,
xà phòng
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Nhận biết
protein
1.1.Kết tủa protein bằng muối trung tính (kết tuả thuận
nghịch)
– Chuẩn bị:
+ Lòng trắng trứng
pha loãng: Lấy lòng trắng của 01 quả trứng cho vào 0,5 lít nước cất, cho thêm
3gram NaOH tinh khiết, khuấy đều.
+ Chuẩn bị dung dịch
(NH4)2SO4 bão hòa: Cân 08 gram tinh
thể amoni sun-phát (NH4)2SO4, hòa tan từ từ
trong 10ml nước cất cho tới khi tinh thể không bị hòa tan. Lọc bằng giấy lọc.
+ Ống nghiệm,
pipet, đũa thủy tinh, giấy lọc.
– Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm:
10ml lòng trắng trứng pha loãng, 10ml dung dịch (NH4)2SO4
bão hòa, lắc đều (có thể dùng đũa thủy tinh khuấy), thấy xuất hiện kết tủa.
+ Để 5 phút, lọc
thu riêng kết tủa ra 1 ống nghiệm, dịch thu được đưa sang ống nghiệm khác (chú
ý: trước khi lọc phải thấm ướt giấy lọc bằng dung dịch (NH4)2SO4).
+ Cho vào dịch lọc
3g tinh thể (NH4)2SO4, thấy tiếp tục xuất hiện
kết tủa.
+ Lọc, thu lấy kết
tủa vào 1 ống nghiệm khác.
+ Thêm vào mỗi ống
nghiệm (chứa các kết tủa thu được) khoảng 3ml nước cất, lắc đều, so sánh sự hòa
tan kết tủa. (Chú ý: để khách quan, nên lấy lượng kết tủa tương đối bằng nhau,
do kết tủa globulin bao giờ cũng nhiều hơn albumin).
1.2. Kết tủa protein bằng axit hữu cơ (Kết
tủa không thuận nghịch)
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch lòng trắng
trứng 5%, tricloacetic acid (CCl3–COOH) 10%
+ Ống nghiệm, pipet
– Tiến hành:
+ Cho 1ml dung dịch
lòng trắng trứng 5% vào ống nghiệm
+ Thêm 5–10 giọt
dung dịch tricloacetic acid (TCA) 10%, lắc đều. Quan sát hiện tượng.
– Kết quả: ?
– Giải thích:
2. Nhận biết
tinh bột, saccharid
2.1. Phản ứng màu của tinh bột với iod
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch tinh bột
5%: Hòa tan 0,5g tinh bột trong một ít nước cất, thêm nước cất đang sôi vào,
khuấy đều, tiếp tục đun đến sôi, để nguội, tiếp tục thêm nước cất đến đủ 100ml.
+ Thuốc thử Lugol:
Hòa tan 2,5g KI trong 20ml nước cất, thêm 1g iod, lắc cho tan hết, thêm nước cất
đến 100ml.
+ Ống nghiệm,
pipet, đèn cồn.
– Tiến hành:
+ Lấy 2–3ml dung dịch
tinh bột vào ống nghiệm.
+ Thêm vài giọt thuốc
thử Lugol, quan sát màu.
+ Đun nóng ống nghiệm
tới khi dung dịch vừa mất màu.
+ Làm lạnh ống nghiệm,
quan sát hiện tượng.
+ Đun nóng ống nghiệm
tới khi dung dịch mất màu thì đun tiếp khoảng 30 giây.
+ Làm lạnh ống nghiệm
trở lại, quan sát hiện tượng.
– Kết quả:?
– Giải thích:?
2.2.Phân biệt đường đơn (glucôse) và đường đôi (sucrôse)
2.2.1. Phản ứng với thuốc
thử Fehling
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch glucose
1%, sucrose 1%, NaOH, tinh thể CuSO4.5H2O,
muối segnette (kali natri tactrat, NaOOC–CHOH–CHOH–COOK.4H2O hay C4H4O6NaK.4H2O).
+ Pha thuốc thử
Fehling: Dung dịch Fehling A: hòa tan 0,4g
CuSO4.5H2O trong 10ml nước cất (nếu dung dịch đục thì cần
lọc). Dung dịch Fehling B: hòa tan 0,2g C4H4O6NaK.4H2O
và 1,5g NaOH trong 10ml nước cất. Thuốc thử Fehling (chỉ pha ngay trước khi sử
dụng để hạn chế sự tạo thành kết tủa Cu(OH)2): trộn 1 thể tích
Fehling A và 1 thể tích Fehling B, lắc đều, thu được dung dịch trong, xanh biếc.
+ Ống nghiệm,
pipet, đèn cồn.
– Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm
A: 1ml glucose 1%, ống nghiệm B: 1ml sucrose
1%
+ Thêm vào mỗi ống
1ml thuốc thử Fehling
+ Lắc đều các ống,
đun đến khi bắt đầu sôi, quan sát hiện tượng.
– Kết quả:?
– Giải thích:?
2.2.2.
Phản ứng Benedict
Phản ứng này rất đặc
trưng và nhạy với đường khử hơn phản ứng với thuốc thử Fehling.
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch glucose
0,1%, CuSO4 17,3%, bột Na2CO3, bột natri
citrat HOOC–CH2–C(OH)(COOH)–CH2–COONa
+ Pha thuốc thử
Benedict: hòa tan 17,3g natri citrat trong 70ml nước cất đun sôi, thêm 10g Na2CO3
khan, làm lạnh, thêm từ từ 10ml dung dịch CuSO4 17,3%, thêm nước đến
đủ 100ml, dung dịch có màu xanh dương.
+ Ống nghiệm,
pipet, nồi cách thủy 1000C
– Tiến hành:
+ Cho 5ml thuốc thử
Benedict và 8 giọt dung dịch glucose 0,1% vào ống nghiệm
+ Đặt ống nghiệm
vào nồi cách thủy đang sôi trong 5 phút, quan sát dung dịch.
– Kết quả:?
– Giải thích: ?
2.2.3.Phản ứng tráng gương
Chú ý: Khi tiến
hành thí nghiệm cần cẩn thận, tránh để AgNO3 dây ra tay.
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch NH3,
AgNO3, glucose 5%
+ Ống nghiệm,
pipet, đèn cồn
– Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm
1ml dung dịch AgNO3 5%
+ Thêm từng giọt NH3,
tạo thành kết tủa
+ thêm NH3
đến khi kết tủa vừa tan
+ Thêm 3ml glucose
5% và đun, quan sát hiện tượng.
– Kết quả: ?
– Giải thích:?
3. Nhận biết
lipid
3.1.Thí nghiệm về sự nhũ tương hóa
– Chuẩn bị:
+ Dầu lạc, dung dịch
xà phòng loãng hoặc mật động vật
+ Ống nghiệm, pipet
– Tiến hành:
+ Lấy 2 ống nghiệm,
cho vào mỗi ống 4ml nước cất
+ Thêm 3–5 giọt dầu
lạc vào mỗi ống
+ Thêm 0,5ml dung dịch
xà phòng loãng (hoặc vài giọt dịch mật) vào ống B
+ Lắc đều cả 2 ống,
quan sát hiện tượng.
– Kết quả: ?
– Giải thích:?
3.2.Thí nghiệm chứng minh mỡ chứa gốc glyceryl (trong triglycerid)
– Chuẩn bị:
+ Dầu lạc, tinh thể
KHSO4, dung dịch AgNO3/NH3
+ Ống nghiệm,
pipet, giấy lọc, ống nghiệm
– Tiến hành:
+ Cho vào ống nghiệm
2–3 giọt dầu lạc
+ Thêm một ít KHSO4
(khoảng 200mg)
+ Lắc đều, đun nóng
mạnh tới khi có khói trắng thoát ra
+ Lấy giấy lọc tẩm
AgNO3/NH3 hơ vào miệng ống nghiệm đang thoát khói, quan
sát hiện tượng.
– Kết quả:?
– Giải thích: ?
3.3.Phản ứng xà phòng hóa
– Chuẩn bị:
+ Dầu lạc, dung dịch
NaOH 0,5M trong ethanol 50%, dung dịch CaCl2 1%.
+ Ống nghiệm,
pipet, bình nón 50ml, nồi cách thủy 1000C, bếp điện.
– Tiến hành:
+ Cho 0,5ml dầu lạc
vào bình nón 50ml
+ Thêm 10ml dung dịch
NaOH/C2H5OH
+ Khuấy đều và đun
cách thủy 1 giờ, nếu chưa cạn thì lấy ra đun đến khi cạn khô
+ Lấy sản phẩm ra,
để nguội, thêm 20–30ml nước cất, lắc đều, quan sát
+ Lấy 2–3ml dung dịch
trên vào ống nghiệm, thêm 1ml CaCl2 1%, lắc đều, quan sát hiện tượng.
– Kết quả: ?
– Giải thích: ?
3.4.Sự tạo thành axit béo tự do
– Chuẩn bị:
+ Dịch xà phòng
trong bình nón 50ml còn thừa ở thí nghiệm trên, H2SO4 đặc,
ether ethylic, NaOH 0,01%.
+ Ống nghiệm,
pipet, giấy quỳ, đèn cồn.
– Tiến hành:
+ Thêm vài giọt H2SO4
đặc vào dung dịch xà phòng trong bình nón cho tới khi môi trường có pH axit (thử
pH bằng giấy quỳ tím), quan sát hiện tượng.
+ Đun hỗn hợp đến
sôi, xuất hiện lớp chất lỏng nổi trên bề mặt.
+ Tách riêng lớp chất
lỏng nổi đó, hòa tan trong 5ml ether ethylic.
+ Lấy 1ml dịch trên
cho vào ống nghiệm, thêm vài giọt phenol phtalein, thêm NaOH 0,01% tới khi dung
dịch có màu hồng.
+ Thêm từ từ dung dịch
hòa tan trong ether ở trên, quan sát sự đổi màu dung dịch.
– Kết quả: ?
– Giải thích: ?
V. PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
1. Nhận biết
protein
1.1.Kết tủa protein bằng muối trung tính (kết tuả thuận
nghịch)
– Gợi ý phân tích kết
quả:
+ Cả 2 lần thêm
dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa và tinh thể (NH4)2SO4
có thu được kết tủa hay không? Kết tủa ở lần nào nhiều hơn?
+ Khi lắc kết tủa với
nước cất thì hiện tượng xảy ra là gì?
+ Kết tủa thu được ở
lần nào tan dễ dàng hơn?
– Giải thích các kết
quả thu được. Tại sao trước khi lọc phải thấm ướt giấy lọc bằng dung dịch (NH4)2SO4?
– Kết luận rút ra
là gì?
– Nếu trong thí
nghiệm ta thay dung dịch (NH4)2SO4 bão hòa bằng
nước cất thì thu được kết quả thế nào? Ý nghĩa của thí nghiệm này là gì?
1.2.Kết tủa protein bằng axit hữu cơ
– Gợi ý phân tích kết
quả: Xuất hiện kết tủa protein.
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
2. Nhận biết
tinh bột, saccharid
2.1.Phản ứng màu của tinh bột với iod
– Gợi ý phân tích kết
quả:
+ Khi thêm thuốc thử
Lugol vào dung dịch hồ tinh bột, xuất hiện màu gì?
+ Sự thay đổi màu
như thế nào khi đun nóng; khi làm lạnh ống nghiệm chứa dung dịch?
+ Nếu đun nhẹ rồi lại
làm lạnh thì sự biến đổi màu diễn ra thế nào? Thí nghiệm lặp lại đến khoảng lần
thứ 7–10 thì kết quả có thay đổi không? (Lưu ý: số lần có thể lặp lại phụ thuộc
vào việc đun nhẹ nhàng hay không).
+ Khi đun nóng kĩ
dung dịch, làm lạnh trở lại, dung dịch có còn màu xanh không?
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
2.2. Phân biệt đường đơn (glucose) và đường đôi (sucrose)
– Gợi ý phân tích kết
quả:
+ Ống nào (A hay B) xuất hiện kết tủa? Màu kết tủa là màu gì?
+ Theo lý thuyết thì màu kết tủa là màu gì? Tại sao thực tế màu kết tủa lại
khác?
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
2.3. Phản ứng Benedict
– Gợi ý phân tích kết
quả: Dung dịch chuyển màu như thế nào? Nếu sử dụng glucose 1% thì có thể thấy kết
tủa màu gì?
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
(Lưu ý: Phản ứng
này rất đặc trưng và nhạy với đường khử hơn phản ứng với thuốc thử Fehling).
3. Nhận biết
lipid
3.1.Thí nghiệm về tính tan của mỡ
– Gợi ý phân tích kết
quả:
Ống
nghiệm
|
Nguyên liệu, hóa chất
|
Tính tan
|
Kết quả thí nghiệm
|
Ống A
|
2ml nước cất + dầu lạc
|
?
|
?
|
Ống B
|
2ml ethanol + dầu lạc
|
?
|
?
|
Ống C
|
2ml benzen + dầu lạc
|
?
|
?
|
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
3.2. Thí nghiệm về sự nhũ tương hóa
– Gợi ý phân tích kết
quả:
Ống
nghiệm
|
Nguyên liệu, hóa chất
|
Tính tan
|
Màu của dung dịch
|
Ống A
|
4ml nước cất + 3 – 5 giọt dầu lạc
|
?
|
?
|
Ống B
|
4ml nước cất + 3 – 5 giọt dầu lạc + 0,5ml xà phòng 2%
|
?
|
?
|
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
3.3. Thí nghiệm chứng minh mỡ chứa gốc glyceryl (trong triglycerid)
– Gợi ý phân tích kết
quả:
+ Khi đun nóng dầu
với chất lấy nước, có mùi gì đặc biệt ? Tại sao có khói trắng thoát ra?
+ Chú ý quan sát
màu sắc trên tờ giấy lọc tẩm AgNO3/NH3 hơ vào miệng ống
nghiệm đang thoát khói.
+ Nếu thay dầu lạc
bằng lipid không chứa glyceryl (như sáp) thì sẽ có phản ứng này hay không? Tại
sao?
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
3.4. Phản ứng xà phòng hóa
– Gợi ý phân tích kết
quả:
+ Sau khi đun cạn
khô bình nón, thêm nước cất vào lắc sẽ được dung dịch có màu như thế nào? Có tạo
bọt không? Đó là dung dịch gì?
+ Thêm CaCl2
vào dung dịch đó thì có tạo thành kết tủa hay không?
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
VI.
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Giải
thích những hạn chế của thử nghiệm của Benedict trong việc xác định có đường hoặc
không có đường trong một một số sản phẩm thực phẩm. Tại
sao tất cả các monosacarit phản ứng với thuốc thử Benedict, nhưng chỉ một số
disaccharides phản ứng với thuốc thử Benedict? Cho dung dịch saccarozơ vào ống nghiệm, cho thêm 2 giọt HCl đậm đặc và
đun sôi trong 10 phút. Sau dó, trung hoà bằng NaOH (dùng giấy quỳ để nhận biết),
nhỏ thêm 1ml dung dịch Benedict vào. Có phản ứng gì xảy ra? Giải thích.
2. Điều
gì đã làm bạn tìm hiểu về các đặc trưng của thuốc thử biuret? Bạn học được gì về
đặc tính của thuốc thử biuret? .
3. Trong phòng thí nghiệm, bạn sử dụng thuốc thử biuret để xác định sự hiện diện của albumin (lòng trắng trứng) trong dung dịch. Tại sao bạn không sử dụng thuốc thử ninhydrin? Dùng 3ml sữa cho vào 1 ống nghiệm rồi cho thêm vài giọt CuSO4 1%, lắc đều. Giải thích hiện tượng xảy ra.
3. Trong phòng thí nghiệm, bạn sử dụng thuốc thử biuret để xác định sự hiện diện của albumin (lòng trắng trứng) trong dung dịch. Tại sao bạn không sử dụng thuốc thử ninhydrin? Dùng 3ml sữa cho vào 1 ống nghiệm rồi cho thêm vài giọt CuSO4 1%, lắc đều. Giải thích hiện tượng xảy ra.
4. Lá của
nhiều loài thực vật được phủ một chất sáp làm cho chúng không đọng nước. Bạn
mong chờ gì về chất này sẽ phản ứng như thế nào trong thử nghiệm Sudan IV? Lấy lá cây mướp,
hoặc cây ngô cho vào ống nghiệm; cho rượu êtylic vào và đun sôi trên đèn cồn.
Sau đó dùng kẹp cặp và nhúng lá vào dung dịch kali iotat có nồng độ loãng. Mô
lá sẽ có màu gì? Tác dụng của rượu êtylic trong thí nghiệm này là gì? Tại sao
phải đun sôi trên đèn cồn?
5. Ninhydrin
phản ứng với một hỗn hợp của các axit amin và cho màu tím. Proline
có phải là một trong những amino axit hay không? Làm thế nào bạn có thể khẳng định
một hỗn hợp có chứa proline hay không?
6. Một
số hợp chất hữu cơ
chưa được kiểm tra để xác định loại phân tử có mặt. Hoàn
thành bảng dưới đây, cho biết nguyên liệu từ 1 đến 5 là chất gì trong các chất:
protein, đường khử, tinh bột, chất béo, hoặc các axit amin tự do (+ = kết quả
dương tính).
Nguyên liệu
|
Thử nghiệm Benedict
|
Thử nghiệm Lugol
|
Thử nghiệm Biuret
|
Thử nghiệm
Ninhydrin
|
Thử nghiệm Sudan IV
|
Trả lời
|
1.
|
-
|
-
|
+
|
-
|
-
|
?
|
2.
|
+
|
-
|
-
|
-
|
-
|
?
|
3.
|
-
|
+
|
-
|
-
|
-
|
?
|
4.
|
-
|
-
|
-
|
+
|
-
|
?
|
5.
|
-
|
-
|
-
|
-
|
+
|
?
|
7. Hỗn
hợp các chất chưa biết sẽ được kiểm tra với một số thuốc thử đo màu. Với
các kết quả trong bảng, xác định trong bốn lựa chọn dưới đây, lựa chọn nào mô tả
đung nhất các thành phần của từng ống.
(Cho biết: + = kết quả
dương)
Ống nghiệm
|
Thử nghiệm Benedict
|
Thử nghiệm Lugol
|
Thử nghiệm Biuret
|
Thử nghiệm
Ninhydrin
|
Thử nghiệm Sudan IV
|
1
|
-
|
-
|
+
|
+
|
-
|
2
|
+
|
-
|
+
|
-
|
+
|
3
|
+
|
+
|
-
|
-
|
+
|
a. Ống 1: đường khử và protein
Ống 2: lipid, axit amin tự do, và protein
Ống 3: tinh bột, đường khử, và lipid
b. Ống 1: protein và axit amin tự do
Ống 2: tinh bột, protein, và lipid
Ống 3: axit amin tự do, tinh bột và protein
c. Ống 1: protein và axit amin tự do
Ống 2: lipid, đường khử và protein
Ống 3: lipid, đường khử và tinh bột
d. Ống 1: axit amin tự do và chất béo
Ống 2: lipid, tinh bột, và axit amin tự do
Ống 3: tinh bột, axit amin tự do, và đường khử
Ống 2: lipid, axit amin tự do, và protein
Ống 3: tinh bột, đường khử, và lipid
b. Ống 1: protein và axit amin tự do
Ống 2: tinh bột, protein, và lipid
Ống 3: axit amin tự do, tinh bột và protein
c. Ống 1: protein và axit amin tự do
Ống 2: lipid, đường khử và protein
Ống 3: lipid, đường khử và tinh bột
d. Ống 1: axit amin tự do và chất béo
Ống 2: lipid, tinh bột, và axit amin tự do
Ống 3: tinh bột, axit amin tự do, và đường khử
8. Bạn
kiểm tra 5 dung dịch và có được kết quả như sau:
Dung
dịch
|
Kết quả của
Lugol Test
|
Kết quả của Benedict Test
|
Kết quả của Ninhydrin Test
|
I
II
III
IV
V
|
Vàng
Vàng Đen Nâu Vàng |
Xanh dương
Da cam
Xanh dương
Xanh đen Xanh dương |
Tím
Không màu
Không màu Vàng Không màu |
a.
Dung dịch nào có chứa tinh bột?
b. Dung dịch nào rất có thể có đường?
c. Dung dịch nào có chứa một axit amin khác với proline?
b. Dung dịch nào rất có thể có đường?
c. Dung dịch nào có chứa một axit amin khác với proline?
9. Khi ăn thịt
màu đỏ, bạn sẽ có được những chất dinh dưỡng nào (chỉ xét đến phân tử hữu
cơ)? Những nhà dinh dưỡng học khuyên chất béo nào nên có trong chế độ
ăn uống của bạn? Bạn sẽ sử dụng lời khuyên đó như thế nào?
10. Một số vitamin không nên dùng quá nhiều. Đó là vitamin nào? Tại sao?
11. Một số axit amin được gọi là axit amin thiết yếu. Điều này có nghĩa là gì? Axit béo với nhiều hơn một liên kết đôi được coi là các axit béo cần thiết. Động vật không có thể tạo ra axit béo có nhiều hơn một liên kết đôi. Các nguồn của các axit béo cần thiết là gì?
10. Một số vitamin không nên dùng quá nhiều. Đó là vitamin nào? Tại sao?
11. Một số axit amin được gọi là axit amin thiết yếu. Điều này có nghĩa là gì? Axit béo với nhiều hơn một liên kết đôi được coi là các axit béo cần thiết. Động vật không có thể tạo ra axit béo có nhiều hơn một liên kết đôi. Các nguồn của các axit béo cần thiết là gì?
12. Nghiền nhỏ mẫu
gan lợn hoặc gan gà trong cối sứ rồi lấy ra một ít đặt lên lam kính. Cho thêm
vào mẫu vài giọt dung dịch KI. Hãy dự đoán kết quả xảy ra. Có thể rút ra kết
luận gì từ thí nghiệm này?
13.
Cắt
nhỏ cùi dừa cho vào ống nghiệm và cho thêm vào vài ml cồn. Lượng cồn trong ống
nghiệm phải ngập hết cùi dừa, lắc đều trong ít phút. Để cùi lắng xuống và dùng
pipet hút phần dịch nổi cho vào một ống nghiệm khác có đựng 3ml nước. Giải
thích hiện tượng xảy ra.
14. Vào mùa đông, thực vật biến đổi các lipit bão hòa trong màng tế
bào của nó cho axit béo không no. Lipit không no là khung giữ cho các màng tế bào lỏng nhiều hơn bởi vì chúng không thể được liên kết với nhau chặt chẽ. Có
phải lợi thế này sẽ giúp cho cây thân thảo sống qua hết mùa đông?
(Gợi ý: khi bạn đặt bát súp nấu với thịt xông khói trong tủ lạnh sẽ thấy xuất hiện
váng mỡ trên mặt bát súp. Tại sao vậy?)
Bài 2. Ảnh hưởng nhiệt
độ, pH, các chất kìm hãm lên hoạt độ của enzyme - Xác định hoạt độ của
một số enzyme
I. MỤC TIÊU
1. Tìm hiểu ảnh hưởng nhiệt độ, pH, các
chất kìm hãm, các chất ức chế,... lên hoạt độ của enzyme.
2. Sử dụng phương
pháp chuẩn độ để xác định hoạt độ của một số enzyme.
3. Rèn các kỹ năng thực hành:
-
Kỹ năng quan sát
-
Kỹ năng đo đếm
thời gian cho các phản ứng xúc tác bởi enzyme
-
Kỹ năng chuẩn độ
-
Kỹ năng phân
tích kết quả thí nghiệm
-
Kỹ năng báo cáo kết
quả thực hành
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
A. Tính đặc hiệu của enzyme
+ Tính đặc hiệu của
enzyme thể hiện ở chỗ mỗi enzyme chỉ tác dụng lên một hoặc một số chất cùng kiểu
cấu trúc và chuyển hóa cơ chất theo một kiểu phản ứng nhất định.
Tính đặc hiệu của
urease
+ Urease được xem
là có tính đặc hiệu tuyệt đối: chỉ tác dụng lên urea, ngoài ra hầu như không
tác dụng lên các hợp chất khác.
Do tính đặc hiệu của
urease chỉ xúc tác cho phản ứng thủy phân urea nên ở ống A có xảy ra phản ứng tạo
NH3, làm giấy quỳ chuyển sang xanh, còn ống B không xảy ra phản ứng.
Tính đặc hiệu của α–amylase nước bọt và sucrase nấm men
+ Sucrase được xem
là có tính đặc hiệu tương đối: nó không chỉ thủy phân liên kết β–glycozit của
sucrose mà còn thủy phân liên kết β–glycozit của nhiều hợp chất khác như trong
rafinose.
+ α–amylase chỉ thủy
phân liên kết α–1,4-glycosid, trong khi sucrase chỉ thủy phân liên kết
α–1,2-glycosid của đường sucrose.
+ Ở tinh bột, liên
kết giữa các phân tử glucose ở amylose (thành phần tạo phản ứng màu với I2
trong thuốc thử Lugol) là α–1,4-glycosid, trong khi ở amylopectin là
α–1,4-glycosid (mạch thẳng) và α–1,6-glycosid (vị trí phân nhánh).
+ Ống A và B:
α–amylase nước bọt thủy phân liên kết α–1,4-glycosid ở amylose của tinh bột
thành các dextrin từ lớn đến nhỏ, cuối cùng là glucose, trong khi sucrase không
thủy phân được tinh bột, do đó ống A cho màu vàng (hoặc đỏ vàng, đỏ nâu tùy độ
mạnh của α–amylase) với thuốc thử Lugol (âm tính), trong khi ống B cho màu xanh
tím (dương tính).
+ Ống C và D: sucrase không thủy phân được tinh bột,
nhưng thủy phân liên kết α–1,2-glycosid của đường sucrose tạo thành đường
glucose có tính khử, do đó ống C âm tính với thuốc thử Fehling, còn ống D xuất
hiện kết tủa Cu2O đỏ gạch.
B. Ảnh hưởng nhiệt
độ, pH, các chất kìm hãm lên hoạt độ của enzyme
Ảnh hưởng của nhiệt độ
+ Các enzyme tách từ
cơ thể động vật máu nóng hoạt động mạnh nhất ở 37–400C, ngoài giới hạn
này hoạt độ đều giảm, đặc biệt khi đun nóng trên 700C các enzyme đều
bị bất hoạt hoàn toàn.
+ Do đó nếu tinh bột
không bị thủy phân sẽ tạo phức màu xanh tím với iod trong thuốc thử Lugol.
+ Nếu tinh bột bị
thủy phân dần thành các dextrin từ lớn đến nhỏ, sẽ không tạo thành phức màu tím
với iod trong thuốc thử Lugol.
Ảnh hưởng của pH môi trường
+ Mỗi enzyme hoạt động
mạnh nhất ở một pH nhất định, ở các pH khác hoạt độ enzyme giảm.
+ pH thích hợp cho
hoạt độ của enzyme α–amylase nước bọt ở vùng trung tính (gần 7) do đó trong khoảng
này (6,8–7,2), tinh bột bị thủy phân sẽ cho phản ứng âm với thuốc thử Lugol.
Ảnh hưởng của các chất kích thích và kìm hãm
+ Các ion kim loại
nặng, kim loại trung bình (như Cu2+) có tác dụng kìm hãm hoạt độ của
α–amylase nước bọt, trong khi các ion kim loại kiềm (như Na+) có tác
dụng kích thích hoạt độ α–amylase nước bọt.
C. Xác định hoạt độ của một số enzyme
Xác định hoạt độ của catalase
– Nguyên tắc:
+ Catalase là
enzyme xúc tác cho phản ứng:
2H2O2 → O2 + 2H2O (1)
+ Ta định lượng
catalase bằng KMnO4 để xác định lượng H2O2 trước
và sau khi enzyme tác dụng theo phương trình phản ứng:
5H2O2 + 2KMnO4
+ 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4
+ 5O2 + 8H2O (2)
+ Số mg H2O2
bị phân giải bởi enzyme trong 1g khoai tây (X):
Trong đó:
A, B – thể tích
KMnO4 0,1N dùng để chuẩn độ H2O2 trong bình A,
B.
V1, V2
– thể tích enzyme ban đầu và lấy để xác định.
a – Số gam nguyên liệu lấy nghiên cứu.
1,7 – Hệ số phản ứng tính theo H2O2
tính theo phản ứng (2)
+ Số đơn vị catalase trong 1g khoai tây
trên 1 micromol H2O2 bị phân giải sau 1 phút:
Trong đó:
30 – Thời gian enzyme tác dụng
0,034 – Khối lượng 1μmol
H2O2
+ Trong thí nghiệm này sử dụng phương
pháp chuẩn độ ngược, dùng dung dịch KMnO4 0,1N để xác định lượng H2O2
trước và sau khi enzyme tác dụng, từ đó tính được lượng H2O2
đã bị phân giải
5H2O2 + 2KMnO4
+ 3H2SO4 → 2MnSO4 + K2SO4
+ 5O2 + 8H2O
Chuẩn
độ cho tới khi xuất hiện màu hồng bền chính là màu KMnO4 dư.
+ Bình thí nghiệm cho enzyme tác dụng,
còn bình đối chứng với enzyme bị bất hoạt, không xảy ra phản ứng phân giải H2O2
Xác định hoạt độ
của urease
– Nguyên tắc: Dùng phương pháp chuẩn độ
để xác định lượng NH3 được tạo thành từ urea dưới tác dụng của
urease.
+ 1ml HCl 0,1N tương ứng với 1,4mg N2.
Hoạt độ urease được giải phóng từ urea dưới tác dụng của urea có trong lượng
dung dịch enzyme đã dùng trong 1 phút và được tính theo công thức:
Trong đó:
A, B – Thể tích HCl
0,1N đã dùng để chuẩn độ bình A, B
30 – Thời gian phản
ứng (phút)
1,4 – Hệ số chuyển
thành nitr
+ Hoạt độ của
nguyên liệu ban đầu (trên 1g mẫu):
Trong đó:
V1, V2
– Thể tích dung dịch enzyme thu được và xác định hoạt độ.
m
– Khối lượng bột chiết để tách enzyme
III. THIẾT BỊ – HÓA CHẤT- MẪU
VẬT
1. Dụng cụ
+ Ống nghiệm,
pipet, bình nón, buret, bình định mức, cốc đong, ống đong, đũa thủy inh
+ Giá đựng ống nghiệm, kẹp gỗ, giá đỡ buret
+ Bản sứ 6 giếng, cối chày sứ
+ Giấy lọc, phễu lọc Buchner, giấy quỳ, giấy sắc ký, giấy thấm, bông
+ Đèn cồn
2. Thiết bị
+ Bếp điện, tủ ấm
370C, tủ lạnh, nồi cách thủy
+ Máy đo pH, đồng
hồ, cân hóa chất, máy hút chân không, máy ly tâm
3. Nguyên
liệu, hóa chất, mẫu vật
+ Khoai tây, đậu
tương, bột
CaCO3
+ Dung dịch tinh bột, sacaroza, sacaroza
nấm men
+ Dung dịch urea, Pb(CH3COO)2,
KMnO4, H2O2 trong đệm phosphate, NaCl, CuSO4,
Na2HPO4, KH2PO4,
+ Dung dịch HCl đặc,
H2SO4 đặc
+ Giấy quỳ tím, phenol phtalein, thuốc thử Lugol, thuốc thử Fehling
+ Acetamit.
IV. TIẾN HÀNH
THÍ NGHIỆM
1.
Tính đặc hiệu của enzyme
1.1.Tính đặc hiệu của urease
– Chuẩn bị:
+ Urease (bột đậu
tương), dung dịch urea 5%, dung dịch acetamit 5%
+ Ống nghiệm,
pipet, giấy quỳ, nút bấc ống nghiệm, tủ ấm 370C
– Tiến hành:
+ Lấy 2 ống nghiệm
sạch, cho vào ống A: 4ml urea 5%, ống B: 4ml acetamit 5%
+ Thêm vào mỗi ống
1g bột đậu tương, lắc đều.
+ Đặt trên miệng mỗi
ống một mẩu giấy quỳ, đậy miệng 2 ống bằng nút bấc
+ Có thể đặt cả 2 ống
vào 370C trong 5 – 10 phút, quan sát hiện tượng.
– Kết quả:?
– Giải thích: ?
1.2.Tính đặc hiệu của α–amylase nước bọt và saccarozơ nấm
men:
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch
α–amylase nước bọt, sucrase nấm men, tinh bột 1%, saccarozơ 1%, thuốc thử Lugol, thuốc thử Fehling
+ Ống nghiệm,pipet,
đèn cồn
– Tiến hành:
+ Lấy 4 ống nghiệm,
cho vào ống A và B: 2ml dung dịch tinh bột/ống; ống C và D: 2ml dung dịch saccarozơ/ống.
+ Thêm vào ống A và
C: 0,5ml dung dịch nước bọt; ống B và D: 0,5ml dung dịch sucrase nấm men.
+ Lắc đều các ống,
giữ ở 37–400C trong 10 phút.
+ Làm lạnh ống A và
B, thêm vài giọt thuốc thử Lugol và quan sát hiện tượng.
+ Thêm thuốc thử
Fehling vào ống C và D, đun nóng và quan sát hiện tượng.
– Kết quả: ?
– Giải thích: ?
2.
Tính chất của enzyme
2.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch nước bọt
pha loãng 10 lần, dung dịch tinh bột 1%, thuốc thử Lugol.
+ Ống nghiệm,
pipet, nồi cách thủy 1000C, tủ ấm 370C, nước đá.
– Tiến hành:
+ Lấy 3 ống nghiệm,
cho vào mỗi ống 2ml dung dịch tinh bột 1%.
+ Đặt ống A vào nồi
cách thủy đang sôi, đặt ống B vào tủ ấm 370C, đặt ống C lên nước đá,
giữ các ống ở nhiệt độ tương ứng trong 15 phút.
+ Trong thời gian
này lấy 3 ống nghiệm khác, cho 0,5ml dung dịch nước bọt vào mỗi ống, đặt các ống
vào nồi cách thủy đang sôi, tủ ấm 370C và nước đá.
+ Sau 15 phút cho dịch
nước bọt vào các ống A, B, C với nhiệt độ tương ứng.
+ Sau 10 phút đưa
các ống về nhiệt độ phòng, cho vào mỗi ống vài giọt thuốc thử Lugol, quan sát.
– Kết quả:
Ống A và C có màu
xanh tím, ống B màu vàng (hoặc đỏ vàng)
– Giải thích:
2.2.Ảnh hưởng của pH môi trường
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch nước bọt
pha loãng 20 lần, Na2HPO4 1/15M, KH2PO4
1/15M, dung dịch tinh bột 0,5% trong NaCl 0,1%, thuốc thử Lugol.
+ Ống nghiệm,
pipet, bản sứ 6 giếng.
– Tiến hành:
+ Lấy 7 ống nghiệm
sạch (ký hiệu từ A đến G), cho vào các ống thể tích Na2HPO4
1/15M và KH2PO4 1/15M như ghi trong bảng, lắc đều.
Ống nghiệm
|
Thể tích Na2HPO4 (ml)
|
Thể tích NaH2PO4 (ml)
|
pH
|
A
|
0,1
|
4,9
|
5,3
|
B
|
0,3
|
4,7
|
5,6
|
C
|
1,0
|
4,0
|
6,2
|
D
|
2,5
|
2,5
|
6,8
|
E
|
3,5
|
1,5
|
7,2
|
F
|
4,5
|
0,5
|
7,7
|
G
|
4,9
|
0,1
|
8,4
|
+ Cho vào mỗi ống
1ml dung dịch tinh bột 0,5%/NaCl 0,1%, lắc đều.
+ Thêm vào mỗi ống
1ml dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần, lắc đều.
+ Sau 3 phút lấy 0,2ml
dung dịch mỗi ống cho lên bản sứ để thử phản ứng màu với Lugol, cứ mỗi 5 phút
thử 1 lần cho tới khi có 1 ống cho phản ứng âm tính với Lugol thì cho vào mỗi ống
3 giọt thuốc thử Lugol, lắc đều.
– Kết quả: Sau 13 phút?
– Giải thích: ?
2.3.Ảnh hưởng của các chất kích thích và kìm hãm
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch nước bọt
pha loãng 20 lần, dung dịch tinh bột 0,5%, NaCl 1%, CuSO4 1%, thuốc
thử Lugol.
+ Ống nghiệm,
pipet.
– Tiến hành:
+ Chuẩn bị 3 ống
nghiệm, cho vào ống A: 1ml nước cất, ống B: 0,8ml nước cất và 0,2ml NaCl 1%, ống
C: 0,8ml nước cất và 0,2ml CuSO4 1%.
+ Thêm vào mỗi ống
1ml dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần, 1ml dung dịch tinh bột 0,5%, lắc đều.
+ Sau 10 phút, thêm
vào mỗi ống vài giọt thuốc thử Lugol, quan sát.
– Kết quả:?
– Giải thích: ?
3. Xác định
hoạt độ của một số enzyme
3.1.Xác định hoạt độ của catalase
– Chuẩn bị:
+ Khoai tây, cát, bột
CaCO3, KmnO4 0,1N, H2SO4 10%, H2O2
0,1% trong đệm phosphate pH = 7,0.
+ Ống nghiệm,
pipet, cối, chày sứ, buret 50ml, bình định mức 100ml, bình nón 250ml, nồi cách
thủy 1000C, buret 20ml.
+ Chuẩn bị dung dịch
catalase: cân 2g khoai tây cho vào cối, nghiền cùng cát, thêm từ từ 2–3ml nước
và một ít CaCO3 để trung hòa dung dịch chiết (đến khi ngừng tạo bọt
CO2), chuyển toàn bộ mẫu đã nghiền vào bình định mức, thêm nước cất
đến 100ml, lắc đều, để lắng khoảng 30 phút, lọc thu dịch trong.
– Tiến hành:
+ Cho vào 1 bình
nón (bình A) 20ml dung dịch enzyme, thêm tiếp 25ml H2O2
0,1%, giữ ở 300C trong 30
phút, thêm 5ml H2SO4 10% và chuẩn độ bằng KmnO4
0,1N đến khi xuất hiện màu hồng bền trong 1 phút.
+ Cho vào bình nón
thứ hai (bình B) 20ml dung dịch enzyme, đặt vào nồi cách thủy đang sôi trong 5
phút để bất hoạt enzyme, lấy ra để nguội, thêm tiếp 25ml H2O2
0,1% và tiếp tục làm như bình A.
– Kết quả: ?
– Giải thích: ?
3.2.Xác
định hoạt độ của urease
– Chuẩn bị:
+ Dung dịch urease, urea 2%, Pb(CH3COO)2
5%, HCl 0,1N, chỉ thị hỗn hợp
+ Ống nghiệm, pipet, buret 20ml, bình
nón 100ml, tủ ấm 300C, nồi cách thủy 1000C
– Tiến hành:
+ Lấy hai bình nón 100ml, cho vào mỗi
bình 10ml urease.
+ Giữ nguyên bình A, đun sôi bình B 2–3
phút rồi hạ xuống nhiệt độ phòng.
+ Cho vào mỗi bình 10ml urea 2%, lắc đều.
+ Để vào tủ ấm 300C trong 30
phút.
+ Thêm vào mỗi bình 5ml Pb(CH3COO)2
5%, 3–5 giọt chỉ thị hỗn hợp, lắc đều.
+ Chuẩn độ cả 2 bình đến khi dung dịch
có màu tím nhạt.
– Kết quả: ?
– Giải thích: ?
V. PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
1. Nhận biết
một số enzyme
Nhận biết amylase
– Gợi ý phân tích kết
quả:
+ Khi thử bằng
Lugol: quan sát sự biến đổi màu dần dần ở dãy giếng trên bản sứ lấy hỗn hợp phản
ứng từ ống A và dãy giếng trên bản sứ lấy hỗn hợp phản ứng từ ống B rồi ghi kết
quả vào bảng sau:
Ống nghiệm
|
01 phút
|
02 phút
|
04 phút
|
06 phút
|
08 phút
|
10 phút
|
Ống A
|
?
|
?
|
?
|
?
|
?
|
?
|
Ống B
|
?
|
?
|
?
|
?
|
?
|
?
|
So sánh kết quả ở
các mẫu nước bọt khác nhau, cùng một thời gian nhưng màu sắc có giống nhau
không? Nguyên nhân của hiện tượng đó là gì?
+ Thử bằng Fehling:
ống nào xuất hiện kết tủa? Màu sắc kết tủa là màu gì? Giải thích kết quả thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
2. Tính đặc
hiệu của enzyme
2.1. Tính đặc hiệu của urease
– Gợi ý phân tích kết
quả:
Ống nghiệm
|
Thí nghiệm
|
Hiện tượng xảy ra
|
Ống A
|
4ml urea 5%
+ 1g bột đậu tương, lắc đều. Đặt
trên miệng ống một mẩu giấy quỳ, đậy miệng ống bằng nút bấc. Đặt ống vào 370C
trong 5–10 phút.
|
?
|
Ống B
|
4ml acetamit 5% + 1g bột đậu tương, lắc đều. Đặt trên
miệng ống một mẩu giấy quỳ, đậy miệng ống bằng nút bấc. Đặt ống vào 370C
trong 5–10 phút.
|
?
|
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
2.2.Tính đặc hiệu của α–amylase nước bọt và sucrase nấm
men
– Gợi ý phân tích kết
quả:
Ống nghiệm
|
Thí nghiệm
|
Hiện tượng xảy ra
|
Ống A
|
2ml dung dịch tinh bột + 0,5ml dung dịch nước bọt. Lắc
đều, giữ ở 37 – 400C trong 10 phút. Làm lạnh. Thêm vài giọt thuốc
thử Lugol.
|
?
|
Ống B
|
2ml dung dịch tinh bột + 0,5ml dung dịch sacaroza nấm
men. Lắc đều, giữ ở 37 – 400C trong 10 phút. Làm lạnh. Thêm vài giọt
thuốc thử Lugol.
|
?
|
Ống C
|
2ml dung dịch sacaroza + 0,5ml dung dịch nước bọt. Lắc
đều, giữ ở 37 – 400C trong 10 phút. Thêm thuốc thử Fehling. Đun
nóng.
|
?
|
Ống D
|
2ml dung dịch sacaroza +0,5ml dung dịch sacaroza nấm
men. Lắc đều, giữ ở 37 – 400C trong 10 phút. Thêm thuốc thử
Fehling. Đun nóng.
|
?
|
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
2.3. Tính chất của enzyme
2.3.1.Ảnh hưởng của nhiệt độ
– Gợi ý phân tích kết
quả:
Ống nghiệm
|
Thí nghiệm
|
Hiện tượng
xảy ra
|
Ống A
|
2ml dung dịch tinh bột 1% . Đặt ống A vào nồi cách thủy
đang sôi, giữ ống ở nhiệt độ tương ứng trong 15 phút.
|
?
|
Ống B
|
2ml dung dịch tinh bột 1% . Đặt ống B vào tủ ấm 370C,
giữ ống ở nhiệt độ tương ứng trong 15 phút.
|
?
|
Ống C
|
2ml dung dịch tinh bột 1% . Đặt ống C lên nước đá, giữ ống
ở nhiệt độ tương ứng trong 15 phút.
|
?
|
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
2.3.2.Ảnh hưởng của pH môi trường
– Gợi ý phân tích kết
quả:
Ống nghiệm
|
Thể tích Na2HPO4
(ml)
|
Thể tích NaH2PO4
(ml)
|
pH
|
Màu với thuốc thử
Lugol sau 3 phút
|
A
|
0,1
|
4,9
|
5,3
|
?
|
B
|
0,3
|
4,7
|
5,6
|
?
|
C
|
1,0
|
4,0
|
6,2
|
?
|
D
|
2,5
|
2,5
|
6,8
|
?
|
E
|
3,5
|
1,5
|
7,2
|
?
|
F
|
4,5
|
0,5
|
7,7
|
?
|
G
|
4,9
|
0,1
|
8,4
|
?
|
– Sau 3 phút lấy
0,2ml dung dịch mỗi ống cho lên bản sứ để thử phản ứng màu với Lugol thì thu được
kết quả như thế nào? Cứ mỗi 5 phút thử 1 lần thì ống nào cho phản ứng âm tính với
Lugol? Khi cho vào mỗi ống 3 giọt thuốc thử Lugol, lắc đều sau 13 phút thu được
kết quả như thế nào?
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
2.3.3.Ảnh hưởng của các chất kích thích và kìm hãm
– Gợi ý phân tích kết
quả:
Ống nghiệm
|
Thí nghiệm
|
Hiện tượng xảy ra
|
A
|
1ml nước cất + 1ml dung dịch nước bọt pha loãng 20 lần
+ 1ml dung dịch tinh bột 0,5%, lắc đều. Sau 10 phút, thêm vào vài giọt thuốc
thử Lugol.
|
?
|
B
|
0,8ml nước cất và 0,2ml NaCl 1%+ 1ml dung dịch nước bọt
pha loãng 20 lần + 1ml dung dịch tinh bột 0,5%, lắc đều. Sau 10 phút, thêm
vào vài giọt thuốc thử Lugol.
|
?
|
C
|
0,8nl nước cất và 0,2ml CuSO4 1% + 1ml dung
dịch nước bọt pha loãng 20 lần + 1ml dung dịch tinh bột 0,5%, lắc đều. Sau 10
phút, thêm vào vài giọt thuốc thử Lugol.
|
?
|
– Giải thích kết quả
thu được.
– Kết luận rút ra
là gì?
VI. CÂU HỎI
ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Phản ứng enzim chịu ảnh hưởng những
nhân tố nào? Em hãy đưa ra phương án thí nghiệm chứng minh.
2.Các enzyme hoạt động tốt nhất ở các giá trị
pH cụ thể. Trong dạ dày của người bình thường, độ pH = 2,0 - 3,0 là môi trường
cần thiết cho các hoạt động bình thường của các enzym tiêu hóa ở đó. Các
loại thuốc: Aspirin, Sodium bicarbonate - (NaHCO3), Maalox, hydroxyt
magie - [Mg(OH)2] thường được sử dụng để điều trị "chứng
khó tiêu axit" của dạ dày, một điều kiện trong đó việc giảm độ pH gây trở
ngại cho enzyme tiêu hóa hoạt động hiệu quả.
a. Làm
thế nào bạn có thể giải thích tác động của những loại thuốc này tốt nhất ở pH
nào?
b. Điều gì có thể xảy ra nếu dư thừa của những loại thuốc này khi đã được sử dụng?
b. Điều gì có thể xảy ra nếu dư thừa của những loại thuốc này khi đã được sử dụng?
3. Tính
pH của các dung dịch được liệt kê.
Dung dịch
|
|
pH
|
Maalox
|
[H+] =
3,1 x 10-9 M
|
?
|
Nước bọt
|
[H+] =
1,95 x 10-7 M
|
?
|
Dấm
|
[OH-] =
2,4 x 10-12M
|
?
|
4. Tính
nồng độ H+ và OH- trong những dung dịch được liệt kê.
Dung dịch
|
pH
|
[H+]M
|
[OH-]M
|
Nước cà chua
|
4.2
|
?
|
?
|
Máu huyết
|
7.4
|
?
|
?
|
Nước biển
|
8.2
|
?
|
?
|
5. Bạn
có bốn ống nghiệm 1000 ml đầy bốn dung dịch khác nhau rõ ràng: 0.1 M NaH2PO4; 0.1 M Na2HPO4;
0,1 M phosphate buffer, pH 7,2 và nước cất. Rất tiếc! Bạn
quên dán nhãn ống nghiệm và tất cả 4 ống nghiệm đều
giống nhau. Bạn nhận được các màu đỏ và thymolph-thalein từ các phòng thí nghiệm
và thử nghiệm một mẫu của mỗi dung dịch, ghi nhãn các ống
nghiệm ngẫu nhiên như A, B, C, và D. Bạn sử dụng
congo đỏ khi HCl được thêm vào mẫu, và thymolphthalein khi NaOH được thêm vào. Bạn
nhận được các kết quả sau:
Ống nghiệm
|
Màu sắc trước khi bổ sung
|
Thêm
|
Màu sắc sau khi
bổ sung
|
A
A |
Đỏ
Không màu |
HCl
NaOH |
Đỏ
Xanh dương
|
B
B |
Đỏ
Không màu |
HCl
NaOH |
Xanh dương
Xanh dương
|
C
C |
Đỏ
Không màu |
HCl
NaOH |
Đỏ
Không
màu
|
D
D |
Đỏ
Không màu |
HCl
NaOH |
Xanh dương
Không
màu
|
Bản chất của các dung dịch
A, B, C, và D là gì?
6. Bạn
có bộ đệm của pH 2, 4, 6, 8, và 10, nhưng bạn cần một bộ đệm pH 7 cho thử nghiệm. Mô tả cách thức bạn sẽ
làm cho các bộ đệm pH 7.
7.
Sự phụ thuộc của tốc độ phản ứng ban đầu (khởi đầu) vào nồng độ cơ chất đối với
3 enzim khác nhau ( X,Y và Z) được trình bày trong bảng:
Nồng độ cơ chất
(đơn vị tuỳ ý)
|
Tốc độ khởi đầu (đơn vị tuỳ ý)
|
||
X
|
Y
|
Z
|
|
1
|
0,92
|
0,91
|
0,032
|
2
|
1,67
|
1,67
|
0,176
|
4
|
2,85
|
2,68
|
0,919
|
6
|
3,75
|
3,75
|
2,180
|
8
|
4,40
|
4,44
|
3,640
|
10
|
4,90
|
5,00
|
5,000
|
15
|
5,80
|
6,00
|
7,337
|
20
|
6,23
|
6,67
|
8,498
|
30
|
6,80
|
7,50
|
9,397
|
50
|
6,00
|
8,33
|
9,824
|
100
|
4,20
|
9,09
|
9,968
|
a.
Vẽ
đồ thị nêu mối quan hệ giữa tốc độ khởi đầu và nồng độ cơ chất.
b.
Enzim
nào (X ,Y, hoặc Z) là enzim điều hoà theo kiểu cùng hợp tác?
c.
Enzim
nào (X, Y hoặc Z) bị ức chế bởi cơ chất của chính nó?
Bài
3. Quan sát tế bào dưới kính hiển vi
Thí
nghiệm co và phản co nguyên sinh
I.
MỤC TIÊU
1- Học sinh biết cách làm tiêu bản tạm
thời của tế bào thực vật để quan sát hình dạng tế bào.
2- Học sinh có thể quan sát được các
thành phần chính của tế bào, hiện tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh củng
cố kiến thức về sự trao đổi chất qua màng tế bào.
3- Học sinh có thể làm được thí nghiệm
quan sát hiện tượng co và phản co nguyên sinh ở tế bào thực vật, củng cố kiến
thức về sự trao đổi chất qua màng tế bào.
4- Rèn luyện kĩ năng sử dụng kính hiển
vi quang học.
5- Rèn cho học sinh tính cẩn thận, tỉ mỉ
trong thao tác thí nghiệm.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Thẩm thấu là cách vận chuyển nước thụ
động, đó là sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng bán thấm chọn lọc.
2. Mỗi tế bào đều chứa dung dịch nội bào
có áp suất thẩm thấu nhất định và màng tế bào chất có tính thấm nước nên các
phân tử nước có thể đi vào hay đi ra khỏi tế bào
- Tính trương của dung dịch là khả năng
dung dịch làm cho tế bào lấy thêm hoặc mất nước. Tính trương của dung dịch một
phần phụ thuộc vào nồng độ các chất tan không thể đi qua màng tế bào của nó so
với nồng độ các chất đó bên trong tế bào.
- Dung dịch ưu trương là dung dịch có nồng
độ chất tan cao hơn so với dịch nội bào
nên áp suất thẩm thấu cao hơn và có sức hút dung môi nước lớn hơn.
- Dung dịch nhược trương là dung dịch có
nồng độ các chất tan thấp hơn nên áp suất thẩm thấu thấp hơn và sức hút nước
kém hơn
- Dung dịch đẳng trương là dung dịch có
nồng độ chất tan bằng với dung dịch trong tế bào nên áp suất thẩm thấu bằng
nhau và do đó sức hút nước cân bằng với dung dịch tế bào
3. Hiện tượng co nguyên sinh và phản co
nguyên sinh phản ánh sự cân bằng nước ở tế bào thực vật (tế bào có thành tế
bào)
- Co nguyên sinh là khi đặt tế bào thực
vật trong dung dịch ưu trương thì tế bào bị mất nước và khối tế bào chất bị co
lại, nhăn nhúm và tách ra khỏi thành tế bào.
-
Khi đặt tế bào trong dung dịch nhược trương thì do nồng độ dịch bào cao
hơn nên đã hút nước từ ngoài vào làm nguyên sinh chất trương phồng trở lại như
lúc đầu, đó là hiện tượng phản co nguyên sinh.
III. THIẾT BỊ – HÓA CHẤT- MẪU VẬT
1.
Thiết bị:
Kính hiển vi với
các vật kính 10X, 40X, lam kính, lamen, kim mũi mác, đèn cồn, cốc thủy tinh,
đĩa đồng hồ, giấy thấm.
2. Hoá chất:
Nước cất, dung dịch
NaCl 1% và 0,9%.
Nếu chuẩn bị các dung dịch ưu trương
khác (KNO3 hoặc đường) thì không nên để nồng độ quá cao sẽ làm co
nguyên sinh quá nhanh không kịp quan sát
3. Mẫu vật:
Củ hành tươi (hoặc
lá thài lài tía).
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Qui trình sử
dụng và bảo quản kính hiển vi.
- Kỹ thuật lấy ánh sáng: Nếu là kính hiển
vi dùng nguồn sáng ngoài thì cần điều chỉnh gương chiếu sáng; nếu là kính hiển
vi dùng điện thì hướng dẫn các em vị trí công tắc và nút điều chỉnh cường độ
ánh sáng
- Đặt và cố định tiêu bản trên bàn kính
sao cho mẫu vật nằm đúng trung tâm, dùng kẹp giữ tiêu bản.
- Quan sát: mắt nhìn vào thị kính (nếu
là kính 2 mắt thì cần phải quan sát bằng cả 2 mắt), dùng tay điều chỉnh ốc sơ cấp
(ốc to) sao cho quan sát thấy rõ vật cần quan sát. Lưu ý, không để cho tiêu bản
chạm vào vật kính (có thể dùng ốc hãm, hoặc chỉnh ốc sơ cấp cho vật kính xuống
gần chạm vào tiêu bản thì dừng lại rồi bắt đầu vừa quan sát vừa chỉnh vật kính
lên cho tới khi quan sát rõ mẫu vật). Dể nhìn rõ nhất hình ảnh của mẫu vật co
thể điều chỉnh ốc vi cấp (ốc nhỏ).
- Nghiêm cấm học sinh không được sờ tay
vào vật kính và thị kính, không được để bộ phận này tiếp xúc với nước hay hóa
chất hoặc bất cứ thứ gì để tránh làm hư hỏng các bộ phận này.
- Sau khi sử dụng cần lau kính bằng khăn
sạch rồi chụp bao nilon hay cho vào hộp bảo quản. Luôn bê kính bằng 2 tay (một
tay cầm, một tay đỡ phía dưới)
2. Cách làm tiêu
bản tế bào thực vật
- Dùng kim mũi
mác bóc một lớp tế bào biểu bì hành. Để thí nghiệm quan sát được rõ cần tách lớp
biểu bì càng mỏng càng tốt, nếu không tách được mỏng thì các lớp tế bào chồng
lên nhau rất khó quan sát.
- Đặt miếng biểu
bì trên lam kính đã nhỏ sẵn một giọt nước, đậy lamen và quan sát cấu trúc tế
bào. Lưu ý học sinh kỹ thuật đậy lamen để tiêu bản không bị lẫn nhiều bọt khí
và vị trí của mẫu ở vị trí trung tâm của lam kính
3. Quan sát hiện
tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh
- Nhỏ vào mép lamen một giọt nước
muối NaCl 1%. Giữ nguyên tiêu bản ở vị trí này, dùng ống hút nhỏ một giọt nước ở
mép lamen, đồng thời dùng miếng giấy thấm đặt ở phía bên kia lamen để hút hết
phần nước cho đến khi dung dịch muối thay thế hoàn toàn. Sau 1 – 2 phút ta thấy
màng tế bào tách khỏi lớp vỏ xenlulozơ ® thể tích tế bào chất bị thu hẹp lại. Đó là hiện tượng co sinh chất.
-
Giữ nguyên tiêu bản ở vị trí này, dùng ống hút nhỏ một vài giọt nước ở một mép
lamen và ở mép lamen phía đối diện, dùng giấy thấm hút hết dung dịch muối ra,
quan sát sẽ thấy hiện tượng ngược lại với co nguyên sinh chất: Thể tích của tế
bào chất và các không bào dần dần mở rộng trở về vị trí ban đầu do nước được
hút ngược trở lại. Đó là hiện tượng phản co nguyên sinh.
4. Thí nghiệm đối
chứng
Giết
chết tế bào bằng cách hơ lam kính trên ngọn lửa đèn cồn và lặp lại thí nghiệm,
sau đó quan sát, nhận xét hiện tượng.
Cũng cách làm tương tự trên, ta cho tế
bào trong dung dịch NaCl 0,9%. Quan sát hiện tượng xảy ra và giải thích.
V. PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
1. Học sinh vừa quan sát và vẽ
- Hình dạng tế bào và chú thích các
thành phần cấu trúc chính của tế bào
- Hình dạng của tế bào khi xảy ra hiện
tượng co nguyên sinh và phản co nguyên sinh
2. So sánh kết quả thí nghiệm trong 2
trường hợp mẫu không xử lý nhiệt và đã qua xử lý nhiệt.
Từ
kết quả so sánh ở phần trên yêu cầu học sinh rút ra kết luận về đặc điểm sống của
tế bào.
VI. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Tại sao không nên dùng dung dịch ưu
trương có nồng độ quá cao?
2. Hiện tượng co nguyên sinh và phản co
nguyên sinh có xảy ra ở tế bào động vật không? Giải thích.
3. Khi trồng cây thì môi trường đất phù
hợp nhất là loại môi trường dung dịch đất có tính trương như thế nào?
4. Khi tế bào co nguyên sinh, khoảng trống
giữa chất nguyên sinh và thành tế bào là gì?
5. Một học sinh đã làm thí nghiệm:
– Cắt một đoạn thân hành (phần thân màu trắng). Dùng lưỡi lam bổ dọc
thành hai, sau đó bóc tách các lá.
– Bóc lớp biểu bì trong của lá hành giữa và đặt lên lam kính.
– Dùng 2 lamen đặt hai bên miếng biểu bì hành và nhỏ vào giữa một giọt
dung dịch đường 20%, dùng lamen thứ 3 đậy lên mẫu.
Quan sát dưới kính ở 3 thời điểm: sau khi nhỏ đung dịch đường, sau 10
phút và sau 20 phút.
Theo em bạn học sinh đó quan sát thấy hiện tượng gì? Giải thích.
6.
Một học sinh đã làm thí nghiệm:
– Nhỏ
một giọt máu người (hoặc máu ếch) lên lam kính, đậy lamen, quan sát dưới kính
hiển vi ở bội giác 10X rồi chuyển sang bội giác 40X.
– Nhỏ vào mép lamen một giọt NaCl 0,6%, quan sát ở bội
giác 40X.
– Lấy
một giọt máu khác, đậy lamen, nhỏ một giọt NaCl 10% vào mép lamen, quan sát ở bội
giác 40X.
Cho biết hiện tượng
gì đã xảy ra và giải thích nguyên nhân?
Điền vào các ô trống trắng và ô trống có
dấu chấm hỏi câu trả lời thích hợp?

Bài 3. TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG CỦA TIM ẾCH
I.
MỤC TIÊU
1. Quan sát tim ếch hoạt động theo
chu kì, phân biệt các pha của một chu kì tim.
2. Tìm và kích thích dây thần kinh giao
cảm – đối giao cảm để hiểu cơ chế điều hòa thần kinh đối với hoạt
động của tim.
3. Thấy được tác động của adrenalin lên
hoạt động của tim để hiểu cơ chế điều hòa thể dịch đối với hoạt
động của tim.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
Tim co giãn nhịp nhàng đều đặn theo
chu kì. Mỗi chu kì hoạt động của tim bắt đầu từ pha tâm nhĩ co, tiếp
đó là pha tâm thất co và cuối cùng là pha giãn chung (cả tâm nhĩ và
tâm thất cùng giãn). Tiếp đó lại bắt đầu một chu kì tim mới bằng
pha tâm nhĩ co. Hoạt động co giãn của tim có thể theo dõi bằng hệ
thống cần ghi hoặc ghi lại đồ thị trên trụ ghi.
Sự co giãn nhịp nhàng đều đặn theo
chu kì của tim là do hoạt động của hệ dẫn truyền tim (bao gồm nút
xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puốc-kin). Tuy nhiên hoạt
động của tim được điều hòa bởi thần kinh và thể dịch. Hệ thần kinh
sinh dưỡng và tuyến nội tiết tiết ra hoócmôn có thể làm tăng hay
giảm nhịp và lực co tim.
Có hai đôi dây thần kinh (xuất phát
từ trung ương thần kinh) chi phối hoạt động của tim là đôi dây thần kinh
giao cảm và đôi dây thần kinh đối giao cảm (dây thần kinh não số X). Ở
mỗi phía của tim (trái hoặc phải) đều có một dây thần kinh giao cảm
và một dây đối giao cảm. Dây thần kinh giao cảm có sợi trước hạch
ngắn và sợi sau hạch dài, dây thần kinh đối giao cảm có sợi trước
hạch (có bao mielin) dài và sợi sau hạch ngắn. Riêng ở ếch, dây thần
kinh cảm và đối giao cảm ở mỗi phía (trái hoặc phải) của tim nhập
lại làm một tạo thành dây thần kinh hỗn hợp (dây thần kinh giao
cảm-đối giao cảm). Như vậy có một đôi dây thần kinh hỗn hợp chi phối
hoạt động của tim. Trong mỗi dây thần kinh hỗn hợp có cả sợi thần
kinh giao cảm và sợi đối giao cảm.
Xung thần kinh từ trung ương thần
kinh đi theo dây thần kinh giao cảm đến tim làm tim đập nhanh và mạnh
lên, ngược lại xung thần kinh từ trung ương thần kinh đi theo dây thần
kinh não số X đến tim làm tim đập chậm lại và yếu đi.
Adrenalin do phần tủy tuyến thượng
thận tiết ra tác dụng lên tim tương tự như tác động của dây giao cảm,
làm tim đập nhanh và mạnh lên.
III. THIẾT BỊ – HÓA CHẤT- MẪU VẬT
-
Ếch.
-
Dụng
cụ mổ (kéo, dao mổ, panh, kim chọc tủy)
-
Khay
mổ, kim găm ếch
-
Bông
thấm nước, móc thủy tinh.
-
Kẹp
tim có buộc một đoạn chỉ.
-
Hệ
thống cần ghi hoặc máy ghi đồ thị (trụ ghi, giá treo, giấy ghi, bút
ghi)
-
Máy
kích thích điện, nguồn điện 6 vôn.
-
Dung
dịch sinh lí Rinhgơ dùng cho động vật biến nhiệt (Cách pha: 0,6g NaCl +
0,02g KCl + 0,02g CaCl2 + 0,02g NaHCO3 + 100ml nước
cất). Có thể thay dung dịch sinh lí
bằng nước muối sinh lí (cách pha: 0,66g
NaCl + 100ml nước cất).
-
Dung
dịch adrenalin 1/100 000 hoặc 1/50 000.
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Quan sát hoạt động của tim ếch
Phá hủy tủy sống để làm ếch bất
động. Cách phá tủy sống (hình 1): Cầm ếch bằng tay trái, để mặt
lưng lên trên. Tìm nơi tiếp giáp giữa xương sống và hộp sọ, đó là
chỗ lõm nằm ở đỉnh của tam giác đều có đáy là đường nối giữa hai
mắt ếch. Ấn mạnh kim chọc tủy xuống chỗ lõm và đâm sâu xuống tủy
sống, Nếu mũi kim chạm đúng tủy sống thì ếch sẽ có phản ứng lấy
hai chi trước che mặt. Nghiêng cán kim chọc tủy về phía đầu, chiều
dài kim thẳng hàng với cột sống và điều chỉnh mũi kim đâm sâu vào
ống tủy xương sống để phá tủy sống. Nếu phá đúng tủy thì hai chân
ếch sẽ duỗi thẳng ra.

Hình 1. Phá hủy tủy sống ếch
Ghim ếch nằm ngửa trên khay mổ và
mổ lộ tim bằng cách dùng panh và kéo cắt bỏ một mảnh da ngực hình
tam giác (có đỉnh là mỏm xương ức và đáy là đường nối hai khớp
vai). Tiếp đó dùng panh kẹp vào mỏm sụn xương ức, nhấc thành trước
lồng ngực lên và cắt bỏ đi một mảnh lồng ngực theo hình tam giác như
đã cắt ở da trước đó, thấy tim lộ rõ trong xoang bao tim. Kéo hai chi
trước sang hai bên và ghim lại để vết mổ rộng hơn ra. Dùng panh kẹp
nâng màng bao tim lên và dùng kéo cắt đứt màng bao tim. Như vậy tim đã
được bộc lộ hoàn toàn.
Quan sát trình tự hoạt động của
tâm nhĩ và tâm thất, xác định các pha co tim.
Dùng kẹp tim kẹp vào mỏm tim và
mắc lên hệ thống khuếch đại để theo rõi hoạt động tim phản ánh trên
hoạt động của cần ghi. Tiếp đó đếm số nhịp tim trong một phút.
Nếu ghi đồ thị hoạt động của tim
ếch thì tiến hành như sau:
Dùng kẹp tim kẹp vào mỏm tim, kẹp
tim được nối với hệ thống bút ghi bằng một sợi chỉ. Điều chỉnh bút
ghi vừa sát vào giấy ghi trên trụ ghi rồi cho trụ ghi chạy. Bút ghi
sẽ vẽ lên giấy đồ thị hoạt động của tim (hình 3).

Hình 3. Sơ đồ ghi đồ thị hoạt động của tim ếch.
1. Trụ ghi 2. Bút ghi 3. Kẹp tim
Lưu ý:
-
Trong quá trình mổ nếu máu chảy thì dùng bông thấm đẫm dung dịch
sinh lí vắt vào chỗ máu chảy để hòa loãng máu, sau đó dùng bông đã
vắt kiệt thấm máu đã hòa loãng đó, làm như vậy quan sát tim dễ hơn.
-
Trong qúa trình thí nghiệm, thường xuyên nhỏ dung dịch sinh lí lên tim
để tim không bị khô.
2. Tác động của thần kinh đối với hoạt động
của tim ếch
Tìm dây thần kinh hỗn hợp (giao cảm - đối giao cảm): Dùng kéo
cắt bỏ da, xương ở góc hàm sát chi trên, bên phía muốn tìm dây thần
kinh (phía trái hoặc phải). Kéo chân (phía tìm dây thần kinh) sang bên
và xuống phía dưới và ghim chân lại, đồng thời dùng ghim cố định
đầu ếch. Dùng móc thủy tinh phá bỏ tổ chức liên kết ở góc hàm và
chi trước sẽ để lộ ra một hốc sâu. Nhìn xuống đáy hốc để tìm cơ
nâng bả. Cơ này có hình tam giác màu trắng hồng đục. Nằm vắt ngang
qua cơ này là bó mạch - thần kinh, trong đó có dây thần kinh lớn hơn
cả nằm sát mạch máu đó là dây thần kinh hỗn hợp. Dùng móc thủy
tinh tách dây thần kinh ra khỏi mạch máu và luồn sợi chỉ xuống phía
dưới để có thể nâng dây thần kinh lên và đặt vào điện cực kích
thích (hình 4).

Hình 4. Dây thần kinh giao cảm - đối
giao cảm
1. Dây thần
kinh giao cảm-đốigiao cảm
2. Điện
cực 3. Đũa thủy tinh
Đếm nhịp tim trong 1 phút. Dùng máy
kích thích điện kích thích liên tục dây thần kinh trong khoảng 15 - 20
giây (kích thích theo hệ thống rung của máy). Theo dõi nhịp tim trong
khi kích thích và sau khi ngừng kích thích. So sánh nhịp tim trước,
trong khi và sau khi kích thích.
Có thể ghi đồ thị hoạt động của
tim ếch khi kích thích dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm. Cách làm
như sau:
Cầm hai đầu sợi chỉ để nâng dây
thần kinh lên và đặt vào điện cực của máy kích thích điện. Dùng
kẹp tim kẹp vào mỏm tim, kẹp tim được nối với hệ thống bút ghi bằng
một sợi chỉ. Điều chỉnh bút ghi vừa sát vào giấy ghi trên trụ ghi
rồi cho trụ ghi chạy để ghi đồ thị hoạt động bình thường của tim,
tiếp đó dùng máy kích thích điện kích thích liên tục dây thần kinh
(kích thích theo hệ thống rung của máy) trong khoảng thời gian 15 - 20
giây để ghi đồ thị tác động của dây thần kinh giao cảm - đối giao cảm
lên hoạt động tim.
3. Tác động của adrenalin lên hoạt động của tim
ếch
Đếm nhịp tim trong một phút, sau đó nhỏ vài giọt dung dịch
adrenalin lên tim ếch và đếm nhịp tim trong một phút, quan sát thêm
cường độ co tim. So sánh nhịp tim trước và sau khi nhỏ dung dịch
adrenalin lên tim.
V. PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
- Ghi lại số nhịp tim ếch trong một phút.
- Ghi lại quan sát hoạt động của tim: mô tả trình tự co và
giãn của tâm nhĩ và tâm thất trong một chu kì tim. Tại sao trong mỗi
chu kì tim trình tự co của tâm nhĩ và tâm thất lại diễn ra như vậy ?
Trình tự co giãn của tâm nhĩ và
tâm thất có vai trò như thế nào trong vận chuyển máu qua các buồng
tim ?
- Nếu ghi được đồ thị hoạt động của tim, hãy dán đồ thị vào
báo cáo và phân tích đồ thị bằng cách điền các pha co tâm nhĩ, co
tâm thất và pha giãn chung của một chu kì tim vào đồ thị.
- Giải thích tại sao tim co giãn nhịp nhàng theo chu kì ? Tim co
giãn nhịp nhàng như vậy có tác dụng gì ?
- Ghi kết quả đếm nhịp tim trước, trong khi và sau khi kích
thích dây thần kinh giao cảm-đối giao cảm và giải thích tại sao nhịp
tim lại thay đổi ?
- Nếu ghi được đồ thị hoạt động của tim ếch khi kích thích dây
thần kinh giao cảm-đối giao cảm, hãy dán đồ thị vào báo cáo và phân
tích đồ thị bằng cách đánh dấu vị trí tác động của thần kinh đối
giao cảm và của giao cảm lên đồ thị.
- Dựa vào cấu tạo của dây thần kinh giao cảm và đối giao cảm
giải thích tại sao khi kích thích dây thần kinh giao cảm-đối giao cảm
ở ếch nhưng thời điểm tác động của chúng lên tim lại khác nhau ?
- Ghi lại kết quả đếm nhịp tim
trước và sau khi nhỏ vài giọt dung dịch adrenalin lên tim ếch. So sánh
nhịp tim trước và sau khi nhỏ dung dịch adrenalin lên tim. Cho biết tác
động của adrenalin lên hoạt động của tim ếch
Kết luận
-
Kết luận về hoạt động của tâm nhĩ và tâm thất trong chu kì tim.
-
Kết luận về tác động của thần kinh giao cảm và đối giao cảm đối
với hoạt động của tim.
-
Kết luận về tác động của adrenalin lên hoạt động của tim.
VI. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Trong trường hợp bệnh lí, tim co
giãn không đều, có lúc bỏ một vài nhịp đập, điều này có ảnh hưởng
đến huyết áp không ? Tại sao ?
2. Tại sao tim co giãn từng đợt
ngắt quãng nhưng máu chảy trong mạch máu vẫn thành dòng liên tục ?
(Khi tim co bóp tạo ra 1 lực khá lớn, 1 phần lực dùng để
đẩy máu chảy trong hệ mạch, 1 phần làm động mạch dãn ra. Vì thế khi tim giãn,
nhờ tính đàn hồi của động mạch, máu vẫn tiếp tục chảy đi trong mạch.
KL: Tính đàn hồi của thành động mạch có tác dụng làm cho máu chảy liên tục thành dòng mặc dù tim co bóp thành đợt, đồng thời làm tăng lưu lượng máu đối với mỗi co bóp của tim nên tiết kiệm được năng lượng co tim.)
KL: Tính đàn hồi của thành động mạch có tác dụng làm cho máu chảy liên tục thành dòng mặc dù tim co bóp thành đợt, đồng thời làm tăng lưu lượng máu đối với mỗi co bóp của tim nên tiết kiệm được năng lượng co tim.)
3.
Tại sao các loài thú có nhịp tim khác nhau?
4. Trình bày cơ chế thần kinh và
thể dịch trong điều hòa hoạt động tim.
5. Khi bị stress, hàm lượng adrenalin
trong máu thay đổi như thế nào? Tại sao? Hàm lượng adrenalin thay đổi
ảnh hưởng như thế nào lên hoạt động của tim ?
Bài 4. THÍ NGHIỆM VỀ ĐIỆN SINH HỌC
I.
MỤC TIÊU
Chứng minh sự tồn tại của điện
thế nghỉ trên chế phẩm thần kinh - cơ và sự xuất hiện của điện thế
hoạt động khi chế phẩm thần kinh - cơ bị kích thích.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
Mọi tế bào sống đều tích điện,
gọi là điện sinh học. Điện sinh học gồm có điện thế nghỉ và điện
thế hoạt động.
Điện thế nghỉ là sự chênh lệch
điện thế giữa hai bên màng tế bào khi tế bào không bị kích thích,
mặt ngoài màng tích điện dương so với mặt trong tích điện âm.
Điện
thế hoạt động là sự biến đổi của điện thế nghỉ khi tế bào bị
kích thích. Điện thế hoạt động bao gồm các giai đoạn: mất phân cực,
đảo cực, tái phân cực và tái phân cực quá độ. Điện thế hoạt động
khi xuất hiện không dừng tại điểm phát sinh mà lan truyền dọc theo
sợi thần kinh. Sự lan truyền của điện thế hoạt động trên sợi thần
kinh là do mất phân cực, đảo cực, tái phân cực liên tiếp hết vùng
này sang vùng khác kề bên.
III. THIẾT BỊ – HÓA CHẤT- MẪU VẬT
-
Ếch.
-
Dụng
cụ mổ (kéo, dao mổ, panh, kim chọc tủy)
-
Khay
mổ, kim găm ếch
-
Bông
thấm nước, móc thủy tinh.
-
Máy
kích thích điện, nguồn điện 6 vôn.
-
Dung
dịch sinh lí Rinh gơ dùng cho động vật biến nhiệt (Cách pha: 0,6g NaCl
+ 0,02g KCl + 0,02g CaCl2 + 0,02g NaHCO3 + 100ml nước
cất).
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
1. Chuẩn bị
chế phẩm thần kinh -cơ
Phá hủy tủy sống để làm ếch bất động.
Cách phá tủy sống giống như bài “Tìm hiểu hoạt động của tim ếch”.
Có thể phá tủy sống bằng cách lấy kéo cắt bỏ hàm trên đầu (vết
cắt sau hai mắt), tiếp đó dùng kim chọc tủy chọc thẳng vào ống tủy
xương để phá tủy sống.
Dùng kéo cắt da vòng quanh bụng ếch và
lột bỏ da phần dưới thân. Tay trái cầm thân ếch sao cho đầu ếch chúc
xuống dưới và phần mông nhô lên cao. Dùng kéo bấm đứt mỏm cuối xương
cùng và cắt đứt các cơ bên phía trái và phải xương cùng, làm như
vậy thì xương cùng sẽ nhô lên cao. Dùng kéo cắt bỏ xương cùng để lộ
các bó dây thần kinh màu trắng đi từ tủy sống xuống hai chân sau.

Hình 5. Cách làm chế phẩm thần kinh-cơ
Cắt tách màng liên cơ phía sau đùi
ếch của một bên chân, dùng móc thủy tinh lách xuống tìm dây thần kinh
tọa (dây thần kinh sciatic). Tách dây thần kinh tọa từ cột sống cho
đến sát khớp đầu gối. Khi tách dây thần kinh tọa, cần chú ý tách
dần dây này ra khỏi các mô cơ bao quanh đồng thời cắt đứt các nhánh
dây nhỏ từ dây thần kinh tọa đi vào các cơ đùi. Cắt đứt dây thần kinh
tọa ngay sát cột sống để dây dài được hơn 2cm. Dùng kéo cắt dứt gân
asin của phần cuối cơ bắp chân (cơ gastrocnemian) và kéo ngược cơ bắp
chân về phía khớp gối. Cắt đứt xương ở phía trên và phía dưới khớp
gối và thu được cơ bắp chân dính liền dây thần kinh tọa. Như vậy đã
hoàn thành được một chế phẩm thần kinh-cơ gồm dây thần kinh tọa, cơ
bắp chân có dính mẩu xương khớp gối (hình 5).
Ngâm chế phẩm thần kinh-cơ vào cốc có
chứa dung dịch sinh lí Rinh-gơ để giữ chế phẩm không bị khô.
Làm chế phần thần kinh-cơ tiếp theo
ở chân ếch còn lại.
Chú ý: Khi làm chế phần thần
kinh-cơ không để tổn thương dây thần kinh, khớp nối giữa dây thần kinh
và cơ.
2. Thí nghiệm
về điện thế nghỉ
Đặt 2 chế phẩm thần kinh-cơ lên khay mổ.
Dùng bông thấm bớt nước dính trên cơ của chế phẩm thần kinh-cơ thứ
nhất. Dùng kéo sắc(đã được lau khô) cắt đôi cơ của chế phẩm thần
kinh-cơ thứ nhất. Dùng dũa thủy tinh đặt dây thần kinh của chế phẩm
thần kinh-cơ thứ hai chạm vào hai điểm của nửa cơ bị cắt: một điểm
trên bề mặt bắp cơ và điểm kia ở bề mặt vết cắt (hình 6).

Hình 6. Sơ đồ thí nghiệm điện thế nghỉ
1 và 2. Cơ và dây
thần kinh của chế phẩm thần kinh - cơ 2
3. Cơ đã bị căt của
chế phẩm thần kinh - cơ 1
4. Que thủy tinh
Quan sát sự co cơ của chế phẩm
thần kinh - cơ thứ hai.
Chú
ý: Chỉ thấm bớt nước chứ không
lau thật khô chế phẩm thần kinh - cơ.
3. Thí nghiệm về điện thế hoạt động
Đặt hai chế phẩm thần kinh-cơ lên khay mổ. Dùng bông thấm bớt
nước trên hai chế phẩm. Đặt dây thần kinh của chế phẩm 1 vắt ngang
bắp cơ của chế phẩm 2. Dùng máy kích thích điện kích thích dây thần
kinh của chế phẩm 2 (kích thích ở cường độ trên ngưỡng) (hình 7).
Quan sát sự co cơ ở cả hai chế phẩm.

Hình 7. Sơ đồ thí nghiệm điện thế hoạt động
1. Chế phẩm
thần kinh-cơ 1
2. Chế phẩm thần kinh-cơ 2
3. Điện cực
Nếu dùng máy kích thích điện kích thích lên cơ của chế phẩm
1, điều gì sẽ xảy ra ở cả hai chế phẩm?
V. PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
-
Ghi
kết quả co cơ ở chế phẩm thần kinh - cơ thứ hai khi dây thần kinh của
nó chạm vào hai điểm của nửa cơ bị cắt.
-
Giải
thích nguyên nhân co cơ ?
-
Ghi
kết quả co cơ ở cả hai chế phẩm thần kinh - cơ khi kích thích dây
thần kinh của chế phẩm 2.
-
Giải
thích nguyên nhân co cơ ?
Kết luận
- Dựa trên kết quả thí nghiệm đưa ra kết luận về điện thế nghỉ.
- Dựa trên kết quả thí nghiệm đưa ra kết luận về điện thế hoạt động.
VI. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Trường hợp dùng máy kích thích
điện kích thích lên cơ của chế phẩm 1 trong thí nghiệm điện thế hoạt
động, điều gì xảy ra ở cả hai chế phẩm? Tại sao?
2. Trong thí nghiệm điện thế nghỉ
tại sao phải thấm bớt nước dính trên cơ và phải dùng kéo sắc đã
được lau khô để cắt đôi cơ của chế phẩm thần kinh - cơ thứ nhất ?
3. Tại sao phải dùng móc thủy tinh
để tìm dây thần kinh mà không dùng các dụng cụ bằng khác (que kim
loại, que tre...) ?
4. Khi làm chế phẩm thần kinh-cơ,
không may dây thần kinh bị tổn thương, điều này có ảnh hưởng đến kết
quả thí nghiệm không ? Tại sao ?
5. Có nhiều cách làm một chế phẩm thần
kinh - cơ, hãy đưa ra cải tiến làm một chế phẩm.
6. Trình bày cơ chế hình thành điện thế
hoạt động.
7. Nêu sự khác biệt trong dẫn truyền xung
thần kinh trên sợi thần kinh có miêlin và không có miêlin.
Bài 5 . Chiết rút sắc
tố từ lá và xác định tính cảm quang của clorophin
I. MỤC TIÊU
1. Quan sát được hỗn hợp sắc tố rút ra từ lá:
Nhóm chlorophin có màu xanh lục, nhóm carotenoit có màu vàng. Trong hỗn hợp
sắc tố, màu lục của chlorophin lấn át màu vàng của carotenoit, vì chlorophin
chiếm tỷ lệ cao về hàm lượng. Do đó hỗn hợp sắc tố này có màu xanh lục.
2. Củng cố kiến thức đã học về sắc tố quang hợp ở các bài lí thuyết
3. Rèn kĩ năng thao tác với các dụng cụ và hoá chất trong phòng thí nghiệm,
đặc biệt là kĩ năng tách chiết hỗn hợp dung dịch màu và kĩ năng tiến hành các
phản ứng hóa học, cũng như kĩ năng quan sát, nhận xét kết quả thí nghiệm trong ống
nghiệm.
II. CƠ SỞ KHOA HỌC
1. Do có nhân Mg
trong vòng pyron mang tính tan trong nước và kết hợp với protein màng, trong
khi đó đuôi dài cacbon của gốc rượu phytol lại mang tính kị nước và hướng tới cấu
trúc lipit của màng tilacoit, nên phân tử clorophin chủ yếu hoà tan trong dung
môi hữu cơ. Tuy nhiên để tách tốt clorophin ra khỏi lá, người ta không dùng ête
petrol hay benzen, mà dùng cồn hay axeton pha với một ít nước để tách được hết
phân tử clorophin từ lá. Các sắc tố của nhóm carotenoit cũng được tách chiết
theo phương pháp này.
2. Clorophin tách rời
khỏi phức hệ sắc tố vẫn có khả năng hoạt động quang hoá, tức là vẫn có khả năng
bị kích thích bởi ánh sáng và khi đó có thể làm được vai trò chuyển H+ và e
trung gian. Hiện tượng này gọi là tính chất cảm quang của clorophin. Trong bài
thực hành này, dịch sắc tố rút từ lá được dùng làm chất truyền điện tử trung
gian trong phản ứng oxi hoá khử. Dưới tác dụng của ánh sáng các phân tử clorophin
sẽ chuyển proton và điện tử từ chất khử mạnh (axit ascorbic) đến chất oxi hoá mạnh
(đỏ methyl) làm đỏ methyl mất màu (đỏ methyl ở trạng thái oxi hoá có màu đỏ,
khi ở trạng thái bị khử thì mất màu). Phản ứng oxi hóa khử đã xảy ra. Trong khi
đó, vì cách xa nhau về thế oxi hóa khử, axit ascorbic không thể chuyển e-
trực tiếp cho methyl đỏ và phản ứng oxi hóa khử không xảy ra.
III. THIẾT BỊ – HÓA CHẤT- MẪU VẬT
-
Lá (lá khoai lang
hoặc lá dâu, lá sắn dây, ...) tươi
-
Đũa thuỷ tinh
-
Cồn etilic hoặc
axeton 80%
-
Giá ống nghiệm và
các ống nghiệm
-
Phễu lọc
-
Pipet
loại thông thường, cỡ 10ml
-
Kéo
-
Giấy lọc
-
Cối chày sứ
-
Dịch chiết sắc tố
-
Các ống nghiệm
-
Axit ascorbic dạng
tinh thể (nếu
không mua được thì thay bằng vitamin C nghiền nhỏ)
-
Dung dịch đỏ methyl
0,04 % trong cồn
-
Đèn chiếu sáng
-
Giấy đen để bọc ống
nghiệm (giấy nhôm)
IV. TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM
A.
Bước 1. Chiết rút
sắc tố từ lá
Lá tươi (khoảng 2-3 gam) cắt nhỏ cho vào cối
sứ (vứt bỏ phần gân lá). Nghiền các mẩu lá cùng với một ít dung môi (cồn hoặc
axeton 80% đã chuẩn bị) đến nhuyễn (thành một thể đồng nhất). Thêm dung môi, rửa
chày sứ, dùng đũa thuỷ tinh đổ dung dịch vào ống nghiệm qua phễu lọc.
Dung dịch sắc tố thu được sẽ được dùng để xác
định tính cảm quang của clorophin.
B.
Bước 2. Xác định tính cảm quang của clorophin
Cho vào ống nghiệm
1 và 2 một lượng dịch sắc tố như nhau (2 ml). Thêm vào mỗi ống nghiệm một ít
tinh thể axit ascorbic cho tới bão hoà (khi thấy còn một ít tinh thể không tan
được nữa, lấng xuống đáy ống nghiệm). Tiếp tục thêm vào mỗi ống nghiệm 1 ml dung
dịch đỏ methyl. Lắc mạnh hỗn hợp và đặt một ống nghiệm ra ánh sáng, một ống
nghiệm trong tối ( hoặc bọc ống nghiệm bằng giấy đen ). Còn ống nghiệm thứ 3, 4
(ống đối chứng) ta cho 2 ml cồn thay cho dịch sắc tố, sau đó cũng cho axit
ascorbic và đỏ methyl như 2 ống nghiệm 1 và 2, đặt ống nghiệm 3 ngoài sáng, ống
nghiệm 4 trong tối. Sau một thời gian khoảng 30 phút, quan sát sự thay đổi màu ở
4 ống nghiệm, ghi lại kết quả theo thứ tự sau:
Ống nghiệm
|
Thành phần hỗn hợp
|
Điều kiện
|
1
|
2ml clorophin + axit ascorbic + 1 ml đỏ methyl
|
sáng
|
2
|
2ml clorophin + axit ascorbic + 1 ml đỏ methyl
|
tối
|
3
|
2 ml cồn + axit
ascorbic + 1 ml đỏ methyl
|
sáng
|
4
|
2 ml cồn + axit
ascorbic + 1 ml đỏ methyl
|
tối
|
V. PHÂN TÍCH KẾT
QUẢ THÍ NGHIỆM VÀ VIẾT BÁO CÁO
GV giúp HS phân
tích kết quả thí nghiệm theo các hướng sau :
- Khi chiết rút sắc tố từ lá cây bằng dung môi
hữu cơ, ta chỉ thu được 2 nhóm sắc tố : Clorophin có màu lục và Carotenoit có
màu vàng. Nhưng ta chỉ nhìn thấy dịch chiết có màu lục, vì Clorophin có hàm lượng lớn hơn Carotenoit hàng chục lần,
nên màu của nó lấn át màu của Carotenoit.
Sau khi quan sát
màu sắc ở các ống nghiệm, sẽ thấy:
- Bắt đầu thí nghiệm
cả 4 ống nghiệm đều có màu đỏ của Methyl ở trạng thái oxi hóa. Nhưng sau thí
nghiệm, khoảng 30 phút, thấy ống nghiệm 1 màu đỏ chuyển sang màu lục, còn các ống
nghiệm 2,3,4 vẫn giữ màu đỏ.
- HS phải giải
thích được sự chuyển màu của ống nghiệm 1 là do Clorophin khi được chiếu sáng
đã bị kích thích, điện tử bật ra khử Methyl đỏ. Methyl đỏ bị khử đã mất màu đỏ
và màu lục của Clorophin xuất hiện. Lỗ trống điện tử của Clorophin được lấp đầy
bởi điện tử của axit Ascorbic.
Gợi ý tổ chức thực hiện
* Nội dung:
Học sinh cần nắm vững phương pháp chiết rút sắc tố trên cơ sở hiểu biết về
khả năng hoà tan trong dung môi hữu cơ khác nhau của các sắc tố khác nhau.
* Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
Sau khi giảng xong phần lý thuyết, tuỳ theo trang thiết bị của trường mà
chia học sinh thành các nhóm nhỏ để tiến hành thí nghiệm. Giáo viên theo dõi
các nhóm. Học sinh làm thí nghiệm và ghi chép kết quả vào vở thực tập riêng.
VI.
CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ VÀ MỞ RỘNG VẤN ĐỀ
1. Vì sao phải tách chiết hỗn hợp sắc tố bằng dung môi hữu cơ?
2. Dựa vào cơ sở khoa học nào để chứng minh tính cảm quang của Clorophin ?
Mục đích và ý nghĩa của thí nghiệm ?
3. Về hệ sắc tố quang hợp của thực vật :
a.
Giải thích tại sao
lá cây màu xanh lục ?
b.
Trong các chất sau
đây, chất nào màu sắc không liên quan trực tiếp đến chức năng của nó :
clorophin, hồng cầu, cytocrom, phytocrom?
c.
Rút sắc tố ra khỏi
lá bằng một dung môi hữu cơ. Sau đó đưa dịch sắc tố lên giấy sắc kí và cột sắc
kí . Các sắc tố thành phần sẽ được tách ra thành 4 vạch. Cho biết tên các sắc tố
thành phần và giải thích?
4. Một học sinh đã
thực hiện một thí nghiệm như sau :
Chuẩn bị 3 bình thuỷ
tinh có nút kín A, B, C . Bình B và C treo hai cành cây có diện tích lá là 50
cm2. Bình B chiếu sáng, còn bình C che tối trong 20 phút. Sau đó lấy
cành lá ra rồi cho vào các bình A, B, C, mỗi bình một lượng Ba(OH)2
như nhau, lắc đều, sao cho CO2 trong bình được hấp thụ hết. Tiếp
theo, trung hoà Ba(OH)2 còn thừa bằng HCl. Các số liệu thu được là :
21, 16, 15,5 ml HCl cho mỗi bình.
A. Hãy chọn phương
án đúng khi sắp xếp các bình tương ứng với các số liệu thu được:
a. A
> B > C
b. B
> A >
C
c.
C >
A > B
d. B
> C >
A
e. A
> C >
B
B. Khi biết 1ml HCl tương ứng với 0,6 mg CO2,
một học sinh đã tính cường độ quang hợp (mg CO2 hấp thụ/dm2 lá. giờ)
và cường độ hô hấp (mg CO2 thải ra/dm2 lá. giờ). Hãy chọn
kết quả đúng trong các kết quả sau:
1. Quang hợp :
a. 12
b. 15
c. 18
d. 25
e. 30
2. Hô hấp :
a. 1,2
b. 1,5
c. 2,0
d. 1,8
e. 3,0
C. Căn cứ vào kết
quả thu được, hãy cho biết học sinh đã sử dụng cây gì để làm thí nghiệm trên:
a. cây C3
b. cây C4
c. cây thuộc nhóm
thực vật CAM
d. cây C4
ưa sáng
e. không xác định
được
D. Để cường độ đạt
cao nhất ở cây này, phải nâng cường độ ánh sáng lên bao nhiêu :
a. ánh sáng mặt trời toàn phần
b. 1/3 ánh sáng mặt
trời toàn phần
c. 1/5 ánh sáng mặt
trời toàn phần
d. 1/2 ánh sáng mặt
trời toàn phần
e. không xác định
được
E. Để cây trong bình có cường độ quang hợp bằng
cường độ hô hấp, phải thay đổi nồng độ CO2 thế nào :
a. 0 ppm
b. 10 ppm
c. 30-70 ppm
d. 0-10 ppm
e. > 70 ppm
Bài 6. QUAN SÁT
CÁC KÌ NGUYÊN PHÂN TRÊN TIÊU BẢN RỄ HÀNH
Quan sát sự
phân bào nguyên nhiễm ở tế bào sinh dưỡng và phân bào giảm nhiễm ở tế bào sinh
dục. Hình thái và hoạt động của NST qua các kì của 2 quá trình phân bào và sự
sai khác có ý nghĩa của 2 quá trình này.
1. Dụng cụ: Kính hiển vi,
lam kính, lamen, kim mũi mác, lưỡi dao cạo, đèn cồn, cốc thủy tinh, bình đung ổn
nhiệt, đĩa đồng hồ, giấy thấm, panh, kéo.
2. Hoá chất: Dung dịch cố định
(3 cồn : 1 axetic); thuốc nhuộm Shiff, axêto–carmin 2%, H2O cất, cồn
tuyệt đối, axit axêtic, xylen.
3.
Mẫu vật:
Củ hành tây, hành ta, hạt đại mạch (để lấy rễ non); châu chấu đực.
Thí nghiệm 1: Quan
sát phân bào nguyên nhiễm ở tế bào rễ hành
Ngâm
cho hành ra rễ trước thí nghiệm độ 4 ngày (ngâm củ trong cốc có nước khoảng 4
ngày hoặc trồng
hành trong cát ẩm 2–3 ngày là được).
Khi có rễ dài khỏang
1cm, dùng dao cạo cắt 1 đoạn 0,2cm (kể từ chóp rễ). Sau khi cắt rễ hành, chỉ cần
nhuộm trong orcein 4–5% trong axit acetic 45% khoảng 10 phút là có thể quan
sát.
Chú ý: Khi làm tiêu bản cắt phần chóp rễ
đi thì rất dễ mất phần đỉnh sinh trưởng, không thể quan sát được các kì phân
bào.
Làm tiêu bản bằng
phương pháp nén và
quan sát trên kính hiển vi.
Lấy
rễ ra đặt lên lam kính, dùng dao lam cắt bỏ chóp rễ, sau đó cắt một lát mỏng
phần đỉnh sinh trưởng (phần đỉnh rễ nhuộm màu đậm). Nhỏ thêm một giọt 45%
axetic hoặc 1% axêto–carmin. Đậy bằng lamen và đặt lam kính trong một tờ giấy
thấm gấp đôi, dùng đầu que diêm hoặc đầu panh gõ nhẹ thẳng góc lên mẫu. Đưa lam
kính hơ nhẹ trên ngọn đèn cồn (tránh để qua nóng làm khô mẫu và không khí lọt
vào) khoảng 5 – 10 giây. Đặt lam kính trở lại tờ giấy thấm và dùng đầu ngón tay
cái ép thẳng góc lên lamen mẫu qua lớp giấy thấm.
Chú ý: Phải ép đều và thẳng góc tránh vỡ lamen
mà mẫu được trải đều. Đặt lên kính hiển vi, điều chỉnh cho rõ. Quan sát, vẽ
hình, phân biệt các pha phân chia, gọi tên các pha đó.
(Trong thí nghiệm
này, ta có thể tìm thấy hình thái của tế bào phân chia ở các kì phân bào. Nếu
là kì giữa thì toàn bộ thể nhiễm sắc tập trung trên mặt phẳng xích đạo; nếu là
kì sau thì các nhiễm sắc thể đã phân li và đang tách xa dần mặt phẳng xích đạo
để về hai cực mới. Ngoài ra, chúng ta có thể thấy hai tế bào con mới xuất hiện,
kích thước tế bào còn bé so với tế bào mẹ, thể nhiễm sắc đã cụm lại trong nhân ở
hai tế bào con. Cũng có thể thấy các tế bào mẹ chưa phân chia to hơn so với các
tế bào con mới sinh ra).
Đối với các tiêu
bản tốt có thể tiến hành chụp ảnh trên kính hiển vi có hệ thống chụp ảnh sau đó
cố định tiêu bản.
Thí nghiệm 2: Quan sát phân bào giảm
nhiễm ở tinh hoàn châu chấu đực
Dùng kim nhọn mổ
lấy tuyến sinh dục (ở gần phần bụng) của châu chấu. Đem ngâm tuyến này trong
dung dịch nhược trương natri xitrat 1% để gây nhược trương tế bào. Chuyển tinh
hoàn sang dung dịch cố định carnoy, dùng kim mũi mác tách các tế bào riêng ra,
sau đó nhỏ dịch bào lên lam kính. Nhuộm tiêu bản bằng hematoxilin (Có thể quan
sát nhanh bằng cách: ngay sau khi tách tinh hoàn, lấy một ít đặt lên lam kính.
Dùng kim mũi mác xé rách bào cơ của ống sinh tinh để phân tán tế bào. Nhỏ lên mẫu
dung dịch axêto – orcêin hoặc axêto–carmin 2% để nhuộm trong 5 – 10 phút. Đậy
lamen lên và ép nhẹ bằng đầu ngón tay cái, thấm sạch thuốc nhuộm còn thừa và
quan sát trên kính hiển vi). Tinh hoàn bao gồm hàng ngàn ống dẫn tinh, mỗi ống
này phát triển hàng triệu tinh trùng. Những tế bào sinh dục đầu tiên gọi là
tinh nguyên bào. Trong quá trình phát triển, tinh nguyên bào phân chia theo kiểu
nguyên phân làm cho số tinh nguyên bào nhiều lên. Sự phát sinh tinh trùng bắt đầu
từ lúc tinh nguyên bào lớn trở thành những tế bào lớn hơn gọi là tinh bào cấp
1. Các tinh bào cấp 1 bước vào thời kì phân chia.
Kì trước I của
giảm phân kéo dài, bao gồm nhiều giai đoạn, nhiều quá trình phức tạp xảy ra
nhưng trên tiêu bản chỉ quan sát thấy giai đoạn cuối. Nhiễm sắc thể có nhiều
hình dạng.
Ở kì giữa I, ta
không quan sát thấy màng nhân, thoi phân chia xuất hiện. Mỗi tâm động của nhiễm
sắc thể hướng về một cực của tế bào, các nhiễm sắc thể chuẩn bị phân li.
Kì sau I: Các nhiễm thể của cặp tương đồng tách nhau và đi về hai cực.
Kì cuối I: Các
nhiễm sắc thể tương đồng nằm gọn trong tế bào. Chúng vẫn giữ nguyên hình thái.
Lần phân chia thứ
II:Về cơ bản lần phân chia thứ II giống với phân bào
nguyên nhiễm thông thường nhưng không có sự nhân đôi của NST. Ở lần phân chia
thứ II của quá trình phân bào giảm nhiễm, NST từ kì cuối I sẽ chuyển ngay sang
kì giữa II trong khoảng thời gian rất nhanh.
Kì sau II: Các NST đơn
trong NST kép tách nhau ở tâm động và di chuyển về hai cực của tế bào.
Kì cuối II: Màng nhân và nhân con được hình thành,
màng tế bào co thắt lại tách tế bào mẹ thành hai tế bào con giống hệt nhau./.
Kết quả:




BÀI 7. THỰC
HÀNH: ĐO MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÍ Ở NGƯỜI
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học
xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-
Biết
cách đếm và đếm được nhịp tim
-
Biết
cách đo và đo được huyết áp
-
Biết
đo thân nhiệt
2. Kĩ năng
-
Rèn
kĩ năng thao tác thực hành cẩn thận, tỉ mỉ
3. Thái độ
-
Bảo vệ sức khoẻ
II. PHƯƠNG TIỆN
-
Nhiệt
kế, huyết áp kế, đồng hồ bấm giây
III.
TIẾN TRÌNH THỰC HÀNH
1. Cách đếm nhịp
tim
- Cách 1: Đeo ống nghe
tim phổi vào tai và đặt một đầu ống nghe vào phía ngực bên trái và đếm nhịp tim
trong 1 phút
- Cách 2: Ấn 3 ngón tay
(trỏ, giữa, đeo nhẫn) vào rãnh quay cổ tay (tay để ngửa) và đếm số lần mạch đập
trong 1 phút à Cách bắt mạch cổ tay)
2, Cách đo huyết
áp
a. Đo huyết áp bằng
huyết áp kế đồng hồ
- Người được đo
nằm hoặc ngồi ở tư thế thoải mái
- Cánh tay duỗi
thẳng lên bàn và kéo tay áo lên gần nách
- Quấn bao cao
su bọc vải của huyết áp kế quanh cánh tay trái phía trên khuỷu tay
- Vặn chặt núm
xoay của quả bóng bơm theo chiều kim đồng hồ và bơm khí vào bao cao su của huyết
áp kế cho đến khi kim đồng hồ chỉ ở 160-180mmHg thì dừng lại
- Vặn mở từ từ
núm xoay ngược chiều kim đồng hồ để xả hơi, đồng thưòi dùng ống nghe tim mạch để
nghê tiếng đập ở động mạch cánh tay
- Chú ý:
· Khi bắt đầu nghê
tiếng đấp đầu tiên à Huyết áp kế chỉ huyết áp tối đa
· Tiếp tục xả hơi
nghê được tiếng đập đều đều cho đến khi không nghe thấy tiếng đập nữa à Huyết áp kế chỉ
huyết áp tối thiểu
- Để kết quả đo
chính xác nên đo lại vài lần
b. Đo huyết áp bằng
huyết áp kế điện tử
- Người được đo
ngồi và cánh tay trái duỗi ra và nằm ngang với vị trí của tim và kéo tay áo lên
gần nách
- Quấn bao cao
su bọc vải quanh cánh tay trái phía trên khuỷu tay
- ấn núm công tắc
máy sẽ tự động đo và hiển thị giá trị huyết áp trên màn hình khi máy phát ra tiếng
kêu “pip”
· Gía trị huyết áp
tối đa hiển thị phía bên trái màn hình
· Giá trị huyết áp
tối thiểu hiển thị phía bên phải màn hình
· Giá trị nhịp tim
hiển thị phía bên phải màn hình
- Khoảng cách giữa
2 lần đo là 5 – 8 phút
- Một số lưu ý
khi dùng huyết áp kế điện tử
·
Giữ
nguyên tư thế của cơ thể và không nói chuyện khi đo
·
Không
làm rung máy khi đo
·
Khi
thần kinh căng thẳng, huyết áp sẽ thay đổi
·
Khi
đo nên tránh xa các trường điện từ mạnh
·
Khi
biểu tượng xuất hiện trên màn hình
cần phải thay thế cả 4 pin
·
Khi
biểu tượng Err hoặc Pull Err xuất hiện là báo hiệu có lỗi khi máy
đo à
Phải tắt máy và tiến hành đo lại
·
Sai
số khi đo khoảng 5%
3. Cách đo nhiệt
độ cơ thể
- Kẹp nhiệt kế vào nách hoặc ngậm vào miệng
trong 2 phút rồi lấy ra đọc kết quả
Bài 15: THỰC HÀNH
MỘT SỐ THÍ NGHỆM VỀ ENZIM
I. Mục tiêu.
- Biết cách bố
trí thí nghiệm và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của môi trường tới hoạt tính của
enzim catalaza.
II. Chuẩn bị.
1. Mẫu vật: Khoai tây, gan gà, quả dứa.
2. Dụng cụ
và hóa chất.
- Dụng cụ: Kình hiển vi quang học, máy xay sinh tố, rao cắt,
giấy thấm….
- Hóa chất: Nước cất, nước Ôxi già, nước rửa bát, cồn...
3. Giáo viên hướng dẫn học sinh cách điều chỉnh và quan
sát kính hiển vi.
III. Nội dung và cách tiến hành.
1. Thí nghiệm với
enzim catalaza.
a. Mục tiêu: SGK.
b. GV kiểm tra sử
chuẩn bị mẫu vật của các nhóm.
c. Tiến hành thí
nghiệm.
- Cắt các mẫu khoai tây sống, chín, để lạnh thành các lát mỏng
( 5 mm).
- Nhỏ lên mỗi lát khoai tây đó 1 -2 giọt nước Ôxi già và quan sát hiện tượng
xẩy ra.
- Viết thu hoạch.
- Nêu hiện tượng quan sát được và giải thích tại sao có sự khác nhau đó?
- Enzim catalaza có ở đâu, cơ chất của enzim cxatalaza là gì?
- Sản phẩm tạo thành sau phản ứng
là gì?
TL: 1.có
bọt khí xuất hiện(O2)
2.vì lát khoai để ở trong phòng thí nghiệm(1) thì đây chính là đk thuận lợi cho enzim catalaza hoạt động còn ở lát khoai tây chín(2) thì nhiệt độ cao đã làm cho enzim catalaza bất hoạt(vì enzim co bản chất là protein)nên ở lát khoai 1 ta thấy có bọt khí thoát ra còn ở lát khoai 2 thì không.
3.cơ chất cua catalaza là H202
4.sản phẩm của phản ứng là O2 và H2O
2.vì lát khoai để ở trong phòng thí nghiệm(1) thì đây chính là đk thuận lợi cho enzim catalaza hoạt động còn ở lát khoai tây chín(2) thì nhiệt độ cao đã làm cho enzim catalaza bất hoạt(vì enzim co bản chất là protein)nên ở lát khoai 1 ta thấy có bọt khí thoát ra còn ở lát khoai 2 thì không.
3.cơ chất cua catalaza là H202
4.sản phẩm của phản ứng là O2 và H2O
Nguyên nhân:
- Lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng: Enzyme Catalase có hoạt tính cao nên tạo ra nhiều bọt khí trên bề mặt lát khoai
- Lát khoai tây để trong tủ lạnh: do nhiệt độ thấp đã làm giảm hoạt tính của Enzyme
Phương trình phản ứng xảy raphản ứng phân tích Perocid Hydro dưới tác dụng của Enzyme Catalase)
2 H2O2 → H2O + O2↑
Khí thoát ra là khí Oxy.
- Lát khoai tây sống để ở nhiệt độ phòng: Enzyme Catalase có hoạt tính cao nên tạo ra nhiều bọt khí trên bề mặt lát khoai
- Lát khoai tây để trong tủ lạnh: do nhiệt độ thấp đã làm giảm hoạt tính của Enzyme
Phương trình phản ứng xảy raphản ứng phân tích Perocid Hydro dưới tác dụng của Enzyme Catalase)
2 H2O2 → H2O + O2↑
Khí thoát ra là khí Oxy.
2. Thí nghiện sử dụng
enzim trong quả rứa tưới để tách chiết AND.
Bước 1:
Nghiền mẫu vật.
Loại bỏ lớp màng bao bọc gan rồi thái nhỏ gan cho vào cối nghiền hoặc máy xay sinh tố ðể tách rời và phá vỡ các tế bào gan . Nếu nghiền gan trong cối xay sinh tố thì khi nghiền cần cho vào cối một lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan. Nếu nghiền bằng chày cối thì sau khi nghiền xong đổ thêm một lượng nước gấp đôi lượng gan rồi khuấy đều.
Lọc dịch nghiền qua giấy lọc hoặc vải màn hay lưới lọc để loại bỏ các phần xơ lấy dịch lỏng.
Bước 2: Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào.
Lấy một lượng dịch lọc cho vào ống nghiệm chiếm khoảng 1/2 thể tích ống nghiệm, rồi cho thêm vào dịch nghiền tế bào một lượng nước rửa chén bát với khối lượng bằng 1/6 khối lượng dịch nghiền tế bào. Sau khi khuấy nhẹ, để yên trong vòng 15 phút trên giá ống nghiệm. Chú ý tránh khuấy mạnh làm xuất hiện bọt.
Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa bằng khoảng hỗn hợp dịch nghiền tế bào chứa trong ống nghiệm và khuấy thật nhẹ. Chuẩn bị nước cốt dứa như sau: Dứa tươi gọt sạch thái nhỏ và nghiền nát bằng máy xay sinh tố hoặc bằng chày cối sứ, sau đó lọc lấy nước cốt dứa bằng giấy lọc hoặc lưới lọc và cho vào ống nghiệm sạch.
Để ống nghiệm trên giá trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút
Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn.
Loại bỏ lớp màng bao bọc gan rồi thái nhỏ gan cho vào cối nghiền hoặc máy xay sinh tố ðể tách rời và phá vỡ các tế bào gan . Nếu nghiền gan trong cối xay sinh tố thì khi nghiền cần cho vào cối một lượng nước lạnh gấp đôi lượng gan. Nếu nghiền bằng chày cối thì sau khi nghiền xong đổ thêm một lượng nước gấp đôi lượng gan rồi khuấy đều.
Lọc dịch nghiền qua giấy lọc hoặc vải màn hay lưới lọc để loại bỏ các phần xơ lấy dịch lỏng.
Bước 2: Tách ADN ra khỏi tế bào và nhân tế bào.
Lấy một lượng dịch lọc cho vào ống nghiệm chiếm khoảng 1/2 thể tích ống nghiệm, rồi cho thêm vào dịch nghiền tế bào một lượng nước rửa chén bát với khối lượng bằng 1/6 khối lượng dịch nghiền tế bào. Sau khi khuấy nhẹ, để yên trong vòng 15 phút trên giá ống nghiệm. Chú ý tránh khuấy mạnh làm xuất hiện bọt.
Cho tiếp vào ống nghiệm một lượng nước cốt dứa bằng khoảng hỗn hợp dịch nghiền tế bào chứa trong ống nghiệm và khuấy thật nhẹ. Chuẩn bị nước cốt dứa như sau: Dứa tươi gọt sạch thái nhỏ và nghiền nát bằng máy xay sinh tố hoặc bằng chày cối sứ, sau đó lọc lấy nước cốt dứa bằng giấy lọc hoặc lưới lọc và cho vào ống nghiệm sạch.
Để ống nghiệm trên giá trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 phút
Bước 3: Kết tủa ADN trong dịch tế bào bằng cồn.
Nghiêng ống nghiệm và rót cồn Etanol 700 dọc theo thành ống nghiệm một cách cẩn thận sao cho cồn tạo thành một lớp nổi trên bề mặt hỗn hợp với một lượng bằng lượng dịch nghiền có trong ống nghiệm.
Để ống nghiệm trên giá khoảng 10 phút và quan sát lớp cồn trong ống nghiệm . Chúng ta có thể thấy có phân tử ADN kết tủa lơ lửng trong lớp cồn dưới dạng các sợi trắng đục.
Bước 4: Tách ADN ra khỏi lớp cồn.
Dùng que tre đưa vào trong lớp cồn, khuấy nhẹ cho các phân tử ADN bám vào que tre rồi vớt ra và quan sát. Do các sợi ADN kết tủa dễ gãy nên khi vớt ADN ra khỏi ống nghiệm cần phải rất nhẹ nhàng
Các câu trả lời: ADN liên kết với prôtêin (chủ yếu là loại histon) để tạo
thành NST và nằm trong nhân TB. Do đó muốn tách ADN thì phải phá màng sinh chất,
màng nhân và tách ADN ra khỏi prôtêin trong NST. Sau đó chiết ADN ra khỏi hỗn hợp.
Thí nghiệm
trên có thể giải thích như sau:
- Dùng nc rửa chén để thuỷ phân lipit, phá vỡ lớp photpholipit kép nên phá vỡ màng sinh chất và màng nhân giải phóng NST.
- Dùng enzim trong quả dứa để thuỷ phân prôtêin trong NST tách đc ADN.
- Tiếp tục rót cồn vào thì ADN đc chiết nổi vào cồn.
- Dùng nc rửa chén để thuỷ phân lipit, phá vỡ lớp photpholipit kép nên phá vỡ màng sinh chất và màng nhân giải phóng NST.
- Dùng enzim trong quả dứa để thuỷ phân prôtêin trong NST tách đc ADN.
- Tiếp tục rót cồn vào thì ADN đc chiết nổi vào cồn.
Bài 12 - Thực hành:
Thí nghiệm nhận biết một số thành phần hóa học của tế bào
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nhận biết một số thành phần khoáng của tế bào: K, S, P,...
- Nhận biết một số chất hữu cơ của tế bào: saccarit, lipit, prôtêin,...
2. Kĩ III. CÁCH TIẾN HÀNH:
chia nhóm, thảo luận.
1. Xác định các chất hữu cơ có trong mô thực vật và động
vật:
a. Nhận biết tinh bột:
- Cách tiến hành: trang 41.
- HS giải thích, nhận xét bổ sung và ghi kết quả thí nghiệm.
- Phân biệt đường đơn (glucôzơ) và đường đôi (saccarôzơ) bằng dung dịch
Phêlinh (thuốc thử đặc trưng với các đường có tính khử, chứa CuO):
+ Đường đơn tạo kết tủa màu đỏ gạch- Do:
Đường khử +
CuO -> CuO2 + 1/2O2 + đường bị ôxi hóa
+ Đường đôi không tạo kết tủa đỏ gạch vì không có tính khử.
b. Nhận biết lipit.
c. Nhận biết prôtêin.
2. Xác định sự có mặt một số nguyên tố khoáng trong tế
bào:
Ống nghiÖm + thuèc
thö
|
HiÖn tîng x¶y ra
|
NhËn xÐt- kÕt luËn
|
1. DÞch mÉu, nitrat b¹c.
|
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña tr¾ng, chuyÓn mµu ®en lóc
®Ó ngoµi s¸ng 1 thêi gian ng¾n.
|
- Trong m« cã anion Cl- nªn ®· kÕt hîp víi
Ag+ t¹o AgCl.
|
2. DÞch mÉu, clorua
|
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña tr¾ng.
|
- Trong m« cã anion SO42- nªn kÕt
hîp víi Ba2+ t¹o BaSO4.
|
3. DÞch mÉu, am«n magiª.
|
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña tr¾ng.
|
- Trong m« cã PO43- nªn ®· t¹o
kÕt tña tr¾ng ph«tpho kÐp am«n- magiª: NH4MgPO4.
|
4. DÞch mÉu, axit picric.
|
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña h×nh kim mµu vµng.
|
- Trong m« cã ion K+ t¹o kÕt tña picrat
kali.
|
5. DÞch mÉu, «xalat am«n.
|
- §¸y èng nghiÖm t¹o kÕt tña tr¾ng.
|
- Trong m« cã Ca+ t¹o kÕt tña tr¾ng «xalat canxi.
|
Bài 27 - Thực hành:
Một số thí
nghiệm về enzim
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY:
- Học sinh phải biết cách bố trí thí nghiệm và tự đánh
giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lên hoạt tính của enzim
catalaza.
- Tự tiến hành được thí nghiệm theo quy trình đã cho trong sách giáo khoa.
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
- Mẫu vật: 1 vài củ khoai tây sống và khoai tây đã luộc
chín.
- Dụng cụ và hoá chất: Dao, ống nhỏ giọt, dung dịch H2O2
, nước đá.
III. PHƯƠNG
PHÁP: chia nhóm, làm thí nghiệm, thảo luận cách làm và kết quả.
IV. TIẾN
TRÌNH THỰC HÀNH:
Tiến trình thực hành:
- Chú ý: Trong khoai
tây sống có enzim catalaza. Cơ chất tác động của enzim catalaza là H2O2 và phân huỷ nó thành H2O
và O2 .
a. Thí nghiệm về ảnh hưởng của
nhiệt độ, pH đối với hoạt tính của amilaza:
Đặc điểm
|
Ống 1
|
Ống 2
|
Ống 3
|
Ống 4
|
1.ĐK thí nghiệm:
|
SGK
|
SGK
|
SGK
|
SGK
|
2.Kết quả (màu):
|
Xanh
|
Không
màu
|
Xanh
|
Xanh
|
3. Giải thích:
|
-
Enzim bÞ biÕn tÝnh bëi To nªn kh«ng ph©n gi¶i tinh bét, nã t¸c
®éng víi i«t.
|
-
Tinh bét bÞ amilaza ph©n gi¶i hÕt nªn khi thö i«t kh«ng cã mµu xanh.
|
-
Như
èng 1.
|
- Enzim
bÞ biÕn tÝnh bëi axit.
|
b. ThÝ nghiÖm vÒ tÝnh ®Æc hiÖu cña enzim:
Đặc điểm
|
Ống 1
|
Ống 2
|
Ống 3
|
Ống 4
|
1.
C¬ chÊt.
|
Tinh
bét
|
Tinh
bét
|
Saccar«z¬
|
Saccar«z¬
|
2.
Enzim.
|
Amilaza
|
Saccaraza
|
Amilaza
|
Saccaraza
|
3.
Thuèc thö.
|
Lug«l
|
Lug«l
|
Phªlinh
|
Phªlinh
|
4.
KQ (mµu).
|
Kh«ng
mµu
|
Cã
mµu
|
Cã
mµu
|
Kh«ng
mµu
|
Gi¶i thÝch:
-Ống 1 và 4: enzim đã tác
động phân hủy cơ chất nên thuốc thử không có phản ứng màu.
-Ống 2 và 3: enzim và cơ chất không phù hợp,
nên còn cơ chất. Do đó có phản ứng màu.
Bài 28: THỰC
HÀNH: QUAN SÁT MỘT SỐ VI SINH
VẬT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
-
Quan sát được hình sạng 1 số vi khuẩn
trong khoang miệng
-
Quan sát được nấm có trong bánh men hoặc
váng dưa chua
-
Quan sát được một số nấm mốc có trong
các mẫu thực phẩm
-
Biết làm tiêu bản và quan sát kính hiển
vi
-
II. Chuẩn bị
-
- Dụng cụ: Kính hiển vi,
phiến hính, lá kính, que cấy, đèn cồn, ống hút, giấy lọc
-
- Hóa chất: Xanh mêtilen, nước
-
- Mẫu vật: Bánh men, nước dưa
chua, quả và cơm nguội đã lên nấm mốc
-
III. Tiến hành
-
1. Nhuộm đơn phát hiện
VSV trong khoang miệng
-
- Nhỏ 1 giọt nước cất lên
phiến kính
-
- Dùng tăm tre lấy 1 ít bựa
răng ở trong miệng
-
- Đặt bựa răng vào cạnh giọt
nước và dùng que cấy dàn đều tạo dịch huyền phù, dàn mỏng
-
- Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ
vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn
-
- Đặt miếng giấy lọc lên tiêu
bản và nhỏ 1 giọt Xanh metilen lên trên giấy lọc, để 15 – 20 giây rồi
bỏ giấy lọc ra
-
- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước
cất, hong khô và soi dưới kính hiển vi để quan sát hình dạng của VSV
(Lúc đầu soi ở vật kinh x10, sau đó x40)
-
2. Nhuộm đơn phát hiện
tế bào nấm men
-
- Lấy 1 ít bánh men đã tán
nhỏ hoặc váng dưa cho vào dung dịch đường 10% trước 2-3 giờ
-
- Nhỏ 1 giọt nước cất lên
phiến kính
-
- Dùng ống hút lấy ít váng
dưa hoặc dùng que cấy lấy ít bánh men tán nhỏ
-
- Đặt bánh men tán nhỏ hoặc
nhỏ 1 giọt váng dưa vào cạnh giọt nước và dùng que cấy dàn đều tạo
dịch huyền phù, dàn mỏng
-
- Hong khô tự nhiên hoặc hơ nhẹ
vài lượt phía trên cao của ngọn lửa đèn cồn
-
- Đặt miếng giấy lọc lên tiêu
bản và nhỏ 1 giọt Xanh metilen lên trên giấy lọc, để 15 – 20 giây rồi
bỏ giấy lọc ra
-
- Rửa nhẹ tiêu bản bằng nước
cất, hong khô và soi dưới kính hiển vi để quan sát hình dạng của VSV
(Lúc đầu soi ở vật kinh x10, sau đó x40)
-
VK lactic nấm men


Comments
Post a Comment