Bài 31: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

Ngày soạn: 04/01/2016
Ngày giảng: 12/01/2016

Tiết 34 – Bài 31
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được định nghĩa tập tính
-         Phân biệt được tập tính bẩm sinh và tập tính học được
-         Giải thích được cơ sở thần kinh của tập tính
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm tập tính, các dạng tập tính và cơ sở thần kinh của tập tính ở động vật
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát – Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHƯC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
-         Trình bày cấu tạo của xinap
-         Qúa trình truyền tin qua xinap gồm những giai đoạn nào?
-         Tại sao quá trình truyền tin qua xinap chỉ truyền theo một chiều từ màng trước tới màng sau mà không theo chiều ngược lại?
2. Khám phá (1’)
GV đặt vấn đề: Ở động vật có phản xạ bẩm sinh và phản xạ học được, có phản xạ đơn và phản xạ chuỗi. Phản xạ chuỗi còn được gọi là tập tính của động vật
Hoặc: GV lây 1 số ví dụ về tập tính ở động vật và đặt vấn đề vào bài mới
3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
GV lấy 1 số ví dụ: Chim làm tổ, nhện chăng tơ, trùng roi tránh xa phía có ánh sáng mạnh, gấu ngủ đông, chim di cư tránh rét à Đó là các tập tính của động vật
à Tập tính là gì?
HS suy nghĩ trả lời
? Lấy một số ví dụ khác về tập tính của động vật
? Có phải tất cả hoạt động sống của động vật đều là tập tính không? Vì sao?
à HS: Có vì (khái niệm tập tính)
GV: Có phải chỉ có động vật mới biểu hiện tập tính không? Thực vật có tập tính không? Lấy ví dụ?
à HS: Thực vật cũng có tập tính: Cây trinh nữ, cây nắp ấm
GV đưa ra một số ví dụ: Gà con mới nở đã biết mổ thức ăn, Chó con mới đẻ đã biết tìm vú mẹ để bú, Nghe tiếng gõ kẻng cá nổi lên mặt nước để ăn, gõ bát mèo chạy ra ăn à Trong các hoạt động trên của động vật, hoạt động nào sinh ra đã có và hoạt động nào phải qua học tập mới có được?
HS dựa vào hiểu biết thực tiễn đưa ra đáp án
? Từ đáp án đã đưa ra hãy nêu khái niệm tập tính bẩm sinh và tập tính học được
GV: Trong nhiều trưòng hợp rất khó phân biệt tập tiín nào là bẩm sinh hay học được. Nhiều tập tính của động vật có cả nguồn gốc bẩm sinh và học được: Mèo bắt chuột, chim xây tổ
GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK – 125




? Cơ sở khoa học của tập tính là gì?
GV: Các phản xạ được thực hiện qua cung phản xạ (hình 31.2)
? Mức độ phức tập của tập tính ở động vật phụ thuộc vào yếu tố nào?
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời

? Dựa vào kiến thức đã học hãy cho biết cơ sở thần kinh của tập tính bẩm sinh và tập tính học được
GV: Sự hình thành tập tính học được ở động vật phụ thuộc vào mức độ tiến hoá của hệ thần kinh và tuổi thọ của chúng
GV: Một số tập tính của động vật: sính ản, ngủ đông,… là kết quả phối hợp hoạt động của thần kinh và hệ nội tiết
GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK – 126
à HS suy nghĩ trả lời
- Động vật có hệ thần kinh dạng lưới và chuỗi hạch hầu hết là các tập tính bẩm sinh vì:
·        Hệ thần kinh có cấu tạo đơn giản, số lượng thần kinh ít
·        Tuổi thọ thường ngắn
- Người và động vật có hệ thần kinh phát triển có rất nhiều tập tính học được vì hệ thần kinh phát triển thuận lợi cho quá trình học tập và rút kinh nghiệm, tuổi thọ dài
GV giảng thêm: Kích thích dấu hiệu là kích thích từ môi trường làm xuất hiện một tập tính nào đó ở động vật
à Ví dụ: Rung tổ làm chim non mới nở há mỏ, ánh sáng đèn làm xuất hiện thiêu thân
7


























9












17




































I. Tập tính là gì?
- Tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong hoặc bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại

- Ví dụ: Nhện chăng tơ bắt mồi, chim làm tổ, ong, kiến sống thành đàn


















II. Phân loại tập tính
1. Tập tính bẩm sinh
- Khái niệm: Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài
- Ví dụ: Thú con bú me, nhện chăng tơ
2. Tập tính học được
- Khái niệm: Tập tính học được là loại tập tính được hình thành trong quá trình sống của cá thể, thông qua học tập và rút kinh nghiệm
- Ví dụ: Gõ kẻng gọi cá lên ăn, khỉ bắc ghế lấy thức ăn trên cao…
III. Cơ sở thần kinh của tập tính
- Cơ sở của tập tính là các phản xạ


- Múc độ phức tạp của tập tính tỉ lệ thuận với số lượng các xinap trong cung phản xạ
1. Tập tính học được
- Là chuỗi phản xạ không điều kiện
- Do gen quy định
- Rất bền vững, không thay đổi
2. Tập tính học được
- Là chuỗi phản xạ có điều kiện
- Được hình thành nhờ mối liên hệ giữa các nơron (Đường liên hệ thần kinh tạm thời)
- Không bền vững, dễ bị mất đi nếu không được củng cố luyện tập

4. Thực hành luyện tập (5’)
-         HS lấy thêm một vài ví dụ khác về tập tính ở động vật
5. Vận dụng (1’)
- Đọc kết luận SGK – 126
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK – 126

- Đọc trước bài 32 – Tập tính của động vật (tiếp)

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN