SH 11: Bài 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP

Ngày soạn:  16  /10/2015
Ngày giảng: 19/10/2015

Tiết 9 –Bài 10
Tiết 10 –B
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ
NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được ảnh hưởng của cường độ ánh sáng và quang phổ ánh sáng đến cường độ quang hợp
-         Mô tả được sự phụ thuộc của cường độ quang hợp vào nồng độ CO2
-         Nêu được vai trò của nước đối với quang hợp
-         Trình bày được ảnh hưởng của nhiệt độ đến cường độ quang hợp
-         Lấy được ví dụ về vai trò của các ion khoáng đối với quang hợp
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng tư duy hệ thống
- Rèn kĩ năng quan sát
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về sự ảnh hưởng của các nhân tố ngoại cảnh (ánh sáng, nồng độ CO2, nước, nhiệt độ, nguyên tố khoáng) đến quang hợp
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Biết chăm sóc cây trồng
- Bảo vệ môi trường
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Giảng giải
-         Hỏi – Đáp
-         Trực quan
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Khám phá (5’)
* Ổn định lớp
* Kiểm tra sĩ số: - Lớp: 11D1 :             
                           - Lớp: 11D2:
                           - Lớp: 11D3:
          *Kiểm tra bài cũ:
                               - Nêu khái niệm và điều kiện cần có của pha sáng trong quang hợp
                               - Phân biệt pha sáng và pha tối quang hợp
           * ĐVĐ:
GV yêu cầu HS lên bảng viết lại phương trình quang hợp và chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng dến quang hợp à GV vào bài mới
2. Kết nối

Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung

GV: Nhìn vào phương trình quang hợp và cho biết điều kiện để xảy ra quang hợp là gì?
GV: ánh sáng ảnh hưởng kép đến quang hợp (cường độ và quang phổ)
GV: giải thích các đơn vị trong hình 10.1 SGK- 44 và yêu cầu HS trả lời lệnh SGK- 44 bằng các gợi ý:
·        Khi nồng độ CO2 tăng, cường độ ánh sáng tăng thì cường độ quang hợp thay đổi như thế nào?
·        Khi nồng độ CO2 = 0,01 và 0,32, nếu cường độ ánh sáng tăng từ 667 lux à 18000 lux thì cường độ quang hợp thay đổi như thê nào?
GV: chỉ trên hình vẽ cho HS
·        Tại điểm nồng độ CO2 = 0,01 được gọi là điểm bù ánh sáng và tại điểm này cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp
·        Tại điểm nồng độ CO2 = 0,32 được gọi là điểm bão hoà ánh sáng
GV: Điểm bù ánh sáng là gì? Điểm bão hoà ánh sáng là gì?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV: Cây ưa bóng có điểm bù ánh sáng thấp hơn cây ưa sáng
HS dựa vào những gợi ý GV vừa đưa ra trả lời


GV: Trong trồng trọt, cường độ ánh sáng được ứng dụng như thế nào?
HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời: trồng cây trong nhà kính dưới ánh sáng nhân tạo
GV: Cây quang hợp được ở miền ánh sáng nào?
GV: Các tia sáng khác nhau có ảnh hưởng như nhau đến quang hợp không?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV giảng giải sự biến động của ánh sáng trong môi trường nước, theo thời gian, trong rừng rậm
GV bổ sung: ánh sáng không tác động đơn lẻ đến quang hợp mà nó còn chịu sự tương tác của các nhân tố khác


GV: Quang hợp chỉ xảy ra ở 1 giới hạn nồng độ CO2 nhất định, dưới ngưỡng đó quang hợp rất yếu hoặc không xảy ra
GV: Nồng độ CO2 thấp nhất cây có thể quang hợp được là bao nhiêu?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV: Quan sát hình 10.2 SGK- 45 và cho biết nồng độ CO2 ảnh hưởng như thế nào đến quang hợp?
HS: Quan sát hình 10.2 SGK- 45 và trả lời
GV: Nếu cứ tăng mãi nồng độ CO2 thì cường độ quang hợp có tăng theo không?
HS: Trả lời
GV: Điểm bão hoà CO2 là gì? Phụ thuộc vào những yếu tố nào?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV: Thông thường ở điều kiện ánh sáng cao nếu tăng nồng độ CO2 sẽ thuận lợi cho quang hợp và điểm bão hoà CO2 ở thực vật là 0,06 – 0,1%
GV: Đất là nguồn cung cấp CO2 cho không khí. Vậy nguồn CO2 đó do đâu mà có?
HS quan sát hình 10.2 trả lời các câu hỏi trên
Liên hệ: Làm thế nào để tăng nồng độ CO2 để đảm bảo cho quá trình quang hợp?
HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời:
·        Xới đất à tăng hô hấp rễ và hoạt đông VSV
·        Bón phân hữu cơ thúc đẩy hoạt động của VSV

GV yêu cầu HS trả lời lệnh SGK- 45
è Không
HS vận dụng các kiến thức đã học ở bài trước trả lời

GV: Khi thiếu nước quang hợp bị ảnh hưởng như thế nào?
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời
Liên hệ: khi thiếu nước, quang hợp ở thực vật nào bị giảm ít nhất?
HS: Cây chịu hạn









GV: HS quan sát hình 10.3 SGK- 46 và cho biết
·        Ở các loài cây khác nhau thì nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến quá trình quang hợp?
·        Khi nhiệt độ tăng thì cường độ quang hợp biến đổi như thế nào?
GV: lấy ví dụ về ngưỡng nhiệt độ cực tiểu và cực đại

GV: Các nguyên tố khoáng ảnh hưởng thế nào đến quá trình quang hợp?

HS: vận dụng kiến thức đã học trả lời

GV bổ sung: N có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quang hợp (75% N trong tế bào)

Liên hệ: Khi bón phân đạm (N) diệp lục nhanh chóng được hình thành à lá xanh đậm, diện tích lá tăng nhanh à quang hợp tăng


GV: Thế nào là trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo?
HS: trả lời              
GV: Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo có những tác dụng gì?
HS vân dụng kiến thức thực tiễn trả lời
GV: Ở Việt Nam, cây trồng trong nhà kính dưới ánh sáng nhân tạo được nhân giống bằng cách nào?
HS vận dụng kiến thức thực tiễn trả lời:
Nuôi cấy mô thực vật, tạo cành giâm


14’













































6’








































5’













5’










4’













4’
I. Ánh sáng

- Ánh sáng là nhân tố cần để diễn ra quang hợp

1. Cường độ ánh sáng





















- Điểm bù ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp cân bằng với cường độ hô hấp
- Điểm bão hoà ánh sáng là cường độ ánh sáng mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại cho dù cường độ ánh sáng tiếp tục tăng thêm

- Ứng dụng: Trồng cây trong nhà kính bằng ánh sáng nhân tạo

2. Quang phổ ánh sáng
- Các tia sáng khác nhau ảnh hưởng không giống nhau đến cường độ quang hợp
- Quang hợp chỉ xảy ra tại miền ánh sáng xanh tím và đỏ
·        Tia sáng xanh tím kích thích tổng hợp axit amin, prôtêin
·        Tia sáng đỏ xúc tiến quá trình hình thành cacbohidrat


II. Nồng độ CO2



- Cây quang hợp được ở nồng độ CO2 thấp nhất là 0,008 – 0,01%
- Cường độ quang hợp tỉ lệ thuận với nồng độ CO2 nhưng khi nồng độ CO2 vượt quá điểm bão hoà thì cường độ quang hợp giảm





- Điểm bão hoà CO2 là nồng độ CO2 mà tại đó cường độ quang hợp đạt cực đại























III. Nước
- Trong quang hợp, nước có 1 số vai trò sau:
·        Đóng mở lỗ khí à khuếch tán CO2
·        Vận chuyển các chất
·        Quang phân li nước trong pha sáng quang hợp tạo ATP, NADPH cung cấp cho pha tối quang hợp
à Khi thiếu nước quang hợp bị giảm hoặc ngừng trệ


IV. Nhiệt độ
- Nhiệt độ ảnh hưởng đến các phản ứng enzim trong quang hợp
- Thực vật chỉ quang hợp trong 1 giới hạn nhiệt độ nhất định
- Nhiệt độ dưới ngưỡng cực tiểu hoặc trên ngưỡng cực đại cây đều không quang hợp được


V. Các nguyên tố khoáng
Nguyên tố khoáng ảnh hưởng đến nhiều mặt của quang hợp
- N, P ,S: Tham gia cấu thành enzim quang hợp
- Mg, N: Tham gia cấu thành diệp lục
- K: điều tiết độ mở của khí khổng giúp khuếch tán CO2
- Mn, Cl: liên quan đến quang phân li nước


VI. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo
- Sử dụng ánh sáng của các loại đèn trồng cây trong nhà kính
- Tác dụng:
·        Khắc phục những điều kiện bất lợi của môi trưòng (giá rét, sâu bệnh)
·        Đảm bảo cung cấp rau, quả tươi sạch trong mùa đông gió rét


3. Thực hành luyện tập 2’
GV hệ thống lại kiến thức bài học
Liên hệ:
- Quang hợp ở cây xanh có quan hệ chặt chẽ với môi trường
- Môi trường ô nhiễm làm hàm lượng CO2 tăng lên quá mức à Gây ức chế quang hợp
- Chủ động tạo ra các điều kiện thuận lợi cho quang hợp (sử dụng ánh sáng nhân tạo cho cây quang hợp
4. Vận dụng 1’
- Đọc kết luận SGK – 47
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 11 – Quang hợp và năng suất cây trồng
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
...……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
...……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………



Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN