SH 11: Bài 18: TUẦN HOÀN MÁU


Ngày soạn: 07/11/2015
Ngày giảng: 16/11/2015

Tiết 19 –Bài 18
TUẦN HOÀN MÁU

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được ý nghĩa của tuần hoàn máu
-         Phân biệt được hệ tuần hoàn hở với hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn với hệ tuần hoàn kép
-         Nêu được ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở, hệ tuần hoàn đơn so với hệ tuần hoàn kép
2. Kĩ năng
-         Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
-         Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy lôgic
-         Rèn kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Giảng giải
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát - Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Phiếu học tập: Phân biệt hệ tuần hoàn của các nhóm thực vật

Lưỡng cư
Bò sát
Chim, thú
Cấu tạo tim




Số lượng vòng tuần hoàn




Tốc độ máu chảy




Chất lượng máu đi nuôi cơ thể




IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1.     Khám phá (5’)
+ Ổn định tổ chức lớp
+ Kiểm tra bài cũ:
-         Trình bày đặc điểm của bề mặt trao đổi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí
-         Có những hình thức hô hấp nào? Hình thức nào cho hiệu quả trao đổi khí cao nhất? Vì sao?
GV: 2 tiết trước chúng ta đã nghiên cứu về hệ tiêu hoá, hệ hô hấp. Bài ngày hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu tiếp 1 hệ nữa của cơ thể động vật đó là hệ tuần hoàn
3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung

GV: Hệ tuần hoàn có cấu tạo chung như thế nào?
HS trả lời




GV: Chức năng của hệ tuần hoàn có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống động vật?
HS vận dụng kiến thức đã học kết hợp với thực tiễn trả lời



GV đưa ra 1 số câu hỏi:
? Động vật có những dạng hệ tuần hoàn nào?
? Hệ tuần hoàn hở có ở những loài động vật nào?
? Hệ tuần hoàn hở được cấu tạo như thế nào?
?Quan sát hình 18.1 SGK- 78 và chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở
?Máu chảy trong động mạch với tốc độ như thế nào?
HS nghiên cứu SGK trả lời




GV đưa ra 1 số câu hỏi:
? Hệ tuần hoàn kín có ở những động vật nào?
?Hệ tuần hoàn kín có cấu tạo như thế nào?
?Quan sát hình 18.2 SGK- 78 và chỉ ra đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín
? Có nhận xét gì về tốc độ của máu chảy trong động mạch của hệ tuần hoàn kín?
HS nghiên cứu SGK trả lời
? Hãy chỉ ra điểm khác biệt giữa hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín?
HS: Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn hở không liên tục do không có mao mạch, Đường đi của máu ở hệ tuần hoàn kín liên tục do có mao mạch nối giữa động mạch và tĩnh mạch
? Chỉ ra những ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở?
HS: Máu chảy được nhanh, đi được xa và đến các cơ quan nhanh
? Tim có vai trò như thế nào trong tuần hoàn máu?
HS: Tim co bóp là động lực chính để đẩy máu vào động mạch
- HS dựa vào phần kiến thức vừa học trả lời
GV đưa ra 1 số câu hỏi:
- Hệ tuần hoàn kín có những dạng nào?
- HS trả lời lệnh SGK- 79
HS nghiên cứu SGK trả lời
GV: Ở lưỡng cư và bò sát (trừ cá sấu) có sự pha trộn máu giàu ôxi với máu giàu CO2 ở tâm thất vì tim lưỡng cư có 3 ngăn, tim bò sát có 4 ngăn nhưng vách ngăn ở tâm thất không hoàn toàn



­5















24
I. Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn
1. Cấu tạo chung
- Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu à Dịch mô
- Tim: Hút và đẩy máu trong mạch
- Hệ thống mạch máu: động mạch, mao mạch, tĩnh mạch

2. Chức năng của hệ tuần hoàn
- Cung cấp chất dinh dưỡng, ôxi cho tế bào hoạt động
- Đưa các chất thải đến thận, phổi để thải ra ngoài
- Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ thể
II. Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật
- Động vật đa bào có cơ thể nhở dẹp và động vật đơn bào không có hệ tuần hoàn à Các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể
- Động vật đa bào kích thức cơ thể lớn, do trao đổi chất qua bề mặt cơ thể không đáp ứng được nhu cầu của cơ thể à Có hệ tuần hoàn
1. Hệ tuần hoàn hở
- Đại diện: Thân mềm, chân khớp
- Cấu tạo: Tim, động mạch, tĩnh mạch
- Đường đi của máu:
·        Tim bơm máu vào động mạch à tràn vào khoang cơ thể à Tĩnh mạch à Tim
·        Máu trộn lẫn với dịch mô, tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với các tế bào rồi quay trở về tim
- Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm à Hiệu quả thấp
2. Hệ tuần hoàn kín
- Đại diện: Mực ống, bạch tuộc, giun đốt, động vật có xương sống
- Cấu tạo:
·        Tim
·        Động mạch
·        Mao mạch
·        Tĩnh mạch
·        Hệ bạch huyết
- Đường đi của máu:
·        Tim bơm máu vào động mạch à mao mạch à tĩnh mạch à tim
·        Máu trao đổi chất với tế bào qua thành mao mạch

- Máu chảy trong động mạch với tốc độ cao hoặc trung bình, tốc độ máu chảy nhanh













- Hệ tuần hoàn kín gồm:
·        Hệ tuần hoàn đơn: chỉ có 1 vòng tuần hoàn (Cá)
·        Hệ tuần hoàn kép: có 2 vòng tuần hoàn (1 vòng tim, 1 vòng phổi) (lưỡng cư, bò sát, chim, thú)
3. Thực hành vận dụng (10’)
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập phân biệt hệ tuần hoàn của 1 số động vật

Lưỡng cư
Bò sát
Chim, thú
Cấu tạo tim
2 ngăn: 1 tâm nhĩ và 1 tâm thất
3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất
3 ngăn: 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất (vách hụt)
4 ngăn: 2 tâm nhĩ, 2 tâm thất
Số lượng vòng tuần hoàn
1
2
2
2
Tốc độ máu chảy
Chậm
Cao
Cao
Cao
Chất lượng máu đi nuôi cơ thể
Máu giàu ôxi qua mang (máu đỏ tươi)
Máu pha
Máu pha ít hơn
Máu đỏ tươi
4. Vận dụng (1’)
- Đọc kết luận SGK – 80
- Đọc mục “Em có biết” sgk - 80
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 19 - Tuần hoàn máu
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

.........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN