SH 11: Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

Ngày soạn:
Ngày giảng:

Tiết 7 – Bài 8

QUANG HỢP Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được khái niệm và viết được phương trình quang hợp
-         Trình bày được vai trò của quang hợp
-         Hiểu và trình bày được đặc điểm cấu tạo của lá thích nghi với chức năng quang hợp
-         Liệt kê được các sắc tố quang hợp và chức năng của chúng đối với thực vật
2. Kĩ năng
Rèn một số kĩ năng:
- Phân tích, so sánh
- Quan sát
- Tư duy lôgic, khái quát kiến thức
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
- Biết chăm sóc cây trồng và bảo vệ môi trường
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Trực quan – Tìm tòi
-         Giảng giải
-         Thảo luận nhóm
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1.     Ổn định tổ chức :
- Ổn định lớp
-  kiểm tra sĩ số: Lớp: 11A2 :             
                           Lớp: 11A4:
                           Lớp: 11A5:
2. Kiểm tra bài cũ:  Không
3. Khám phá
-         GV: Tại sao con người có thể sống, học tập và làm việc bình thường được
-         HS vận dụng thực tế trả lời: ăn cơm, thịt, cá, rau, trứng…
-         GV: Thực vật có ăn uống được như  con người không?
-         HS: Không
-         GV: Vậy làm cách nào thực vật có thể sống được? à GV vào bài mới
4. Kết nối


Hoạt động của GV và HS
Nội dung



GV yêu cầu HS quan sát hình 8.1 SGK – 36 và cho biết quang hợp là gì?
HS quan sát hình vẽ và trả lời


GV yêu cầu HS lên bảng viết phương trình quang hợp
HS lên bảng viết phương trình quang hợp
?  Nhìn vào phương trình quang hợp và cho biết sản phẩm của quá trình quang hợp là gì?
HS: C6H12O6 và O2

? Dựa vào phương trình quang hợp hãy cho biết quang hợp có những vai trò gì?
HS dựa vào phương trình quang hợp trả lời
GV giảng giải: Nhìn vào phương trình quang hợp ta thấy quá trình quang hợp hấp thụ khí CO2 nên ngăn chặn được hiệu ứng nhà kính
? Để điều hoà không khí chúng ta cần phải làm gì?
HS vận dụng kiến thức thực tiễn trả lời:
·        Phải bảo vệ rừng, khai thác rừng hợp lý
·        Bản thân phải tích cực tham gia các phong trào trồng cây ở trường và ở địa phương
? Quang hợp diễn ra ở bộ phận nào của cây?
HS vận dụng kiến thức sinh học 10 trả lời:
Quang hợp xảy ra ở lá cây vì lá cây có chứa lục lạp làm nhiệm vụ quang hợp
GV bổ sung: Không chỉ lá cây mà các bộ phận khác của cây có màu xanh cũng thực hiện chức năng quang hợp (quả, vỏ thân, đài hoa)


? Quan sát hình 8.2 SGK – 37 và cho biết đặc điểm hình thái nào giúp lá thích nghi với chức năng quang hợp?
HS quan sát hình vẽ trả lời:
·        Phiến lá lớn
·        Có nhiều khí khổng
GV bổ sung:
- Hệ gân lá gồm mạch gỗ và mạch rây xuất phát từ bó mạch ở cuống lá đi đến tận từng tế bào nhu mô lá. Nhờ vậy nước và ion khoáng được vận chuyển đến từng tế bào thực hiện chức năng quang hợp  và vận chuyển sản phẩm quang hợp ra khỏi lá
- Tế bào mô giậu chứa nhiều lục lạp xếp sít nhau nên hấp thụ được nhiều ánh sáng để quang hợp
- Tế bào mô xốp phân bố cách xa nhau tạo khoảng rỗng thuận lợi cho trao đổi khí trong quang hợp (CO2 dễ dàng khuếch tán vào trong lá đến lục lạp để thực hiện chức năng quang hợp)
GV yêu cầu HS trả lời lệnh SGK – 37
HS vận dụng kiến thức sinh học 10 trả lời
Tilacôit chứa diệp lục và enzim quang hợp

? Thực vật có những sắc tố quang hợp nào? Chức năng của nó là gì?
- HS trả lời
·        Diệp lục (diệp lục a và diệp lục b): lá cây có màu lục
·        Carôtenôit (carôten và xantôphyl): tạo màu đỏ, cam, vàng cho lá, quả
- GV: Tại sao diệp lục làm lá cây có màu xanh?
- HS vận dụng kiến thức sinh học 10 trả lời:
Các tia sáng màu lục không được diệp lục hấp thụ và phản chiếu trở lại làm mắt ta thấy lá cây có màu xanh lục
? Có phải tất cả sắc tố quang hợp đều tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH không?
- HS trả lời: Chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH còn các sắc tố khác chỉ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó cho diệp lục a
I. Khái quát về quang hợp ở thực vật
1. Quang hợp là gì?
- Khái niệm: Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời đã được diệp lục hấp thụ để tổng hợp cacbohiđrat và giải phóng khí ôxi từ khí cacbonic và nước
- Phương trình:
ASMT
 
 

DL
 
6CO2+12H2O                 C6H12O6+ 6O2 + 6H20





2. Vai trò của quang hợp
- Cung cấp thức ăn cho mọi sinh vật, nguyên liệu cho công nghiệp, dược liệu chữa bệnh
- Tạo nguồn năng lượng duy trì hoạt động sống của sinh giới.
- Điều hoà không khí: duy trì cân bằng O2 và CO2 trong khí quyển




















II. Lá là cơ quan quang hợp
1. Hình thái của lá thích nghi với chức năng quang hợp
-         Diện tích bề mặt lá lớn giúp hấp thụ được nhiều tia sáng
-         Trong lớp biểu bì của mặt lá có nhiều khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào bên trong lá đến lục lạp













2. Lục lạp là bào quan quang hợp
- Tilacôit chứa sắc tố và các enzim quang hợp thực hiện pha sáng quang hợp
- Chất nền (Strôma) thực hiện pha  tối quang hợp

3. Hệ sắc tố quang hợp
- Diệp lục (diệp lục a và diệp lục b): lá cây có màu lục
- Carôtenôit (carôten và xantôphyl): tạo màu đỏ, cam, vàng cho lá, quả













- Trong các sắc tố quang hợp, chỉ có diệp lục a tham gia trực tiếp vào sự chuyển hoá năng lượng ánh sáng hấp thụ được thành năng lượng của các liên kết hoá học trong ATP và NADPH còn các sắc tố khác chỉ hấp thụ năng lượng ánh sáng và truyền năng lượng đó cho diệp lục a
5. Thực hành luyện tập
- GV hệ thống lại kiến thức bài học
- HS làm bài tập 5,6 SGK – 39
àđáp án:   5 – A
        6 – B
6. Vận dụng
- Đọc mục ghi nhớ
- Trả lời câu hỏi SGK – 39
- Đọc mục " Em có biết"
- Đọc trước bài 9 – Quang hợp ở các nhóm thực vật C3, C4 và CAM
V. RÚT KINH NGHIỆM


Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN