SH 11: Bài 22: ÔN TẬP CHƯƠNG I

Phùng Văn Huy                                                                                                                   0918.111.849
Ngày soạn: 19/11/2015
Ngày giảng: 27/11/2015
Tiết 23 – Bài 22
ÔN TẬP CHƯƠNG I

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Mô tả được mối quan hệ dinh dưỡng trong cơ thể thực vật

-         Trình bày được mối liên hệ gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa quang hợp và hô hấp

-         Phân biệt được sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật

-         Trình bày được mối liên quan về chức năng của các hệ tuần hoàn, hô hấp, tiêu hoá và bài tiết ở cơ thể động vật
2. Kĩ năng
-         Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy, lôgic, tổng hợp, khái quát hoá

-         Rèn kĩ năng vận dụng liên kết kiến thức

-         Rèn kĩ năng sơ đồ hoá kiến thức
3. Thái độ
- Bảo vệ sức khoẻ
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Thực hành
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         Nhiệt kế, huyết áp kế, đồng hồ bấm giây

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Khám phá (5’)
* Ổn định lớp
* Kiểm tra bài cũ
-         Thế nào là cân bằng nôi môi? Cho ví dụ? Tại sao cân bằng nội môi có vai trò quan trọng đối với cơ thể?
-         Trong cơ thể có những hệ đệm nào? Tại sao hệ đệm lại duy trì được pH ổn định trong cơ thể?
GV đặt vấn đề: Bài 19 chúng ta đã biết thế nào là chu kì tim và huyết áp. Vậy cách đếm nhịp tim và đo huyết áp được thực hiện nhue thế nào? à Bài mới
2. Kết nối



Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung


HS quan sát hình 22.1 SGK – 94 và chỉ rõ các quá trình xảy ra trong cây bằng cách điền vào các dong a – e







GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức quang hợp và hô hấp ở thực vật và hoàn thành vào vị trí có dấu (?) trong hình 22.2 SGK – 95












GV yêu cầu HS hoàn thành bảng 22. Các quá trình tiêu hoá ở động vật đơn bào, động vật có túi tiêu hoá, động vật có ống tiêu hoá bằng cách điền dấu X vào ô trống



- GV: Thực vật và động vật trao đổi khí bằng cơ quan nào?
- GV: So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật?







- Hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ và mạch rây trong cơ thể thực vật là gì?
- Hệ thống vận chuyển máu ở ở động vật là gì?




- Động lực vận chuyển dòng mạch gỗ, mạch rây ở thực vật và máu ở cơ thể động vật là gì?









- Quan sát hình 22.3 SGK-96 và trả lời các câu hỏi sau:
·     Cơ thể động vật trao đổi chất với môi trường sống như thế nào?
·     Mối liên quan về chức năng giữa các hệ cơ quan với nhau và giữa các hệ cơ quan với tế bào cơ thể?
















GV yêu cầu HS hoàn thiện sơ đồ cơ chế duy trì cân bằng nội môi trong SGK – 96 và trình bày cơ chế duy trì cân bằng nội môi
5













4


















5







6

















10


















































4






I. MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT

a) CO2 khuếch tán qua khí khổng vào lá

b) Quang hợp trong lục lạp ở lá

c) Mạch rây vận chuyển các chất hữu cơ từ lá xuống rễ

d) Mạch gỗ vận chuyển nước và ion khoáng từ rễ lên lá

e) Thoát hơi nước qua khí khổng và cutin trên lớp biểu bì lá
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA QUANG HỢP VÀ HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

III. TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT

- Tiêu hoá ở động vật đơn bào: Tiêu hoá hóc học

- Tiêu hoá ở dộng vật có ống tiêu hoá: Tiêu hoá cơ học

- Tiêu hoá ở động vật có ống tiêu hoá: Tiêu hoá cơ học và hoá học

IV. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
- Cơ quan trao đổi khí ở thực vật: Các bộ phận của cơ thể, chủ yếu là khí khổng
- Cơ quan trao đổi khí ở động vật: Bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi
So sánh sự trao đổi khí ở cơ thể thực vật và cơ thể động vật
- Giống nhau: Hấp thụ O2 và giải phóng CO2
- Khác nhau:
·       Thực vật trao đổi khí qua quá trình hô hấp và quang hợp
·       Động vật trao đổi khí qua các cơ quan hô hấp: Bề mặt cơ thể, hệ thống ống khí, mang, phổi
IV. HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
- Ở thực vật:
·        Hệ thống vận chuyển dòng mạch gỗ là mạch gỗ
·        Hệ thống vận chuyển dòng mạch rây là mạch rây
- Ở động vật, hệ thống vận chuyển máu là tim và hệ thống mạch máu (Động mạch, mao mạch, tĩnh mạch)
- Động lực vận chuyển dòng mạch gỗ là:
·        Áp suất rễ
·        Thoát hơi nước ở lá
·        Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
- Động lực vận chuyển dòng mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan chứa (rễ)
- Động lực vận chuyển máu trong cơ thể động vật là sự co bóp của tim. Tim co bóp tạo ra áp lực đẩy máu đi trong trong vòng tuần hoàn
- Cơ thể sống trao đổi chất với môi trường sống bằng cách:
·        Tiếp nhân các chất dinh dưỡng (có trong thức ăn) và ôxi
·        Thải các chất sinh ra từ quá trình chuyển hoá (nước tiểu, mồ hôi, CO2) và nhiệt
- Mối liên quan về chức năng giữa các hệ cơ quan trong cơ thể động vật:
·        Hệ tiêu hoá tiếp nhân chất dinh dưỡng từ bên ngoài cơ thể và đưa vào hệ tuần hoàn
·        Hệ hô hấp tiếo nhân ôxi và chuyển vào hệ tuần hoàn
·        Hệ tuần hoàn vân chuyển các chất thải đến hệ bài tiết để thải ra ngoài
·        Hệ tuần hoàn vân chuyển CO2 đến hệ hô hấp để thải ra ngoài
- Mối liên quan giữa các hệ cơ quan với tế bào cơ thể
·       Hệ tuần hoàn vân chuyển các chất dinh dưỡng và ôxi đến cung cấp cho tất cả các tế bào của cơ thể
·       Các chất dinh dưỡng  và ôxi tham gia vào chuyển hoá nội bào tạo ra các chất bài tiết và CO2
VI. CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI
Bộ phận thực hiện
 


3. Thực hành luyện tập (5’)
- GV hệ thống lại kiến thức bài học
4. Vận dụng (1’)
-         Ôn tập chương I
-         Đọc trước bài 23 – Cảm ứng ở thực vật



Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN