SH 11: Bài 25: THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG

Phùng Văn Huy                                                                                                                   0918.111.849
Ngày soạn: 01/12/2015
Ngày giảng:09/12/2015
Tiết 26– Bài 25

THỰC HÀNH: HƯỚNG ĐỘNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Thực hiện được thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây
-         Rèn thao tác thưch hành thí nghiệm, đức tính kiên trì, tỉ mỉ, kĩ năng phát hiện kiến thức từ kết quả thí nghiệm
2. Kĩ năng
-         Rèn kĩ năng thao tác thực hành cẩn thận, tỉ mỉ
3. Thái độ
- Bảo vệ sức khoẻ
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hoạt động nhóm
-         Thực hành – Phát hiện
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Thí nghiệm đã làm sẵn để đối chứng ( Sử dụng thí nghiệm ảo)

IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (1’)
-         Không
2. Khám phá (1’)
GV đặt vấn đề: Bài 23 chúng ta đã nghiên cứu về các kiểu hướng động. Bài hôm nay chúngta sẽ quan sát 1 số hiện tượng hướng động
3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung

? Trình bày mục tiêu của bài thực hành
HS nghiện cứu SGK trả lời



? Trình bày các dụng cụ và mẵu vật cần sử dụng trong bài thực hành
HS dựa vào phần chuẩn bị thí nghiệm ở nhà trả lời





? Trình bày các bước tiến hành thí nghiệm?
HS dựa vào phần chuẩn bị thí nghiệm ở nhà trả lời










- GV yêu cầu mỗi nhóm đưa ra thí nghiệm đã chuẩn bị trước ở nhà và nhận xét sự vận động của rễ ở 2 hạt nảy mầm trong thí nghiệm
- HS quan sát kết quả thí nghiệm và giải thích
- GV có thể đưa ra thí nghiệm đã làm sẵn ở nhà để đối chứng với kết qủ thí nghiệm của HS

2


5










30














5
I. Mục tiêu
- Thực hiện được thí nghiệm phát hiện hướng trọng lực của cây
II. Chuẩn bị
1. Dụng cụ
-         2 đĩa đáy sâu, 1 chuông thuỷ tinh (nhựa) trong suốt
-         Nút cao su đường kính 5-6 cm
-         2 ghim nhỏ, 1 panh gắp hạt, dao lam (kéo), giấy lọc
2. Mẫu vật
- Hạt mới nhú mầm (đậu, ngô, đỗ)

III. Nội dung và cách tiến hành
-         Dùng ghim cắm xuyên 2 hạt đã có rễ mầm mọc thẳng
-         Cho rễ mầm nằm ngang hướng ra mép của nút cao su, các lá mầm thì hướng vào bên trong (hính 25)
-         Cắt bỏ chóp rễ ở 1 hạt
-         Đặt nút cao su trên lên đáy của đĩa đã có nước
-         Dùng giấy lọc phủ lên má mầm, 2 đầu của giấy lọc nhúng vào trong đĩa để cây mầm không bị khô à Úp chuông thủy tinh lên và đặt vào trong buồng tối
-         Sau 1 – 2 ngày lấy ra và quan sát hiện tượng
IV. Kết quả
-         Rễ cây còn đỉnh uốn cong xuống phía dưới
-         Rễ bị căt đỉnh không uốn cong được và rễ vẫn nằm ngang
à NHẬN XÉT: Đỉnh rễ là vị trí tiếp nhận kích thích của trọng lực

4. Vận dụng (1’)
-         HS làm tường trình về quá trình thí nghiệm
-         Đọc trước bài 26 - Cảm ứng ở động vật
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../


Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN