SH 11: Bài 23: HƯỚNG ĐỘNG

Phùng Văn Huy                                                                                                            0918.111.849
Ngày soạn: 13/11/2015
Ngày giảng: 30/11/2015
Chương II
CẢM ỨNG

A - CẢM ỨNG Ở THỰC VẬT

Tiết 24 – Bài 23
HƯỚNG ĐỘNG

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được khái niệm về cảm ứng và hướng động

-         Nêu được các tác nhân của môi trường gây ra hiện tượng hướng động
-         Nêu được vai trò của hướng động đối với đời sống của cây
2. Kĩ năng
-         Rèn kĩ năng quan sát trânh hình phát hiện kiến thức
-         Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy lôgic
-         Rèn kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Giảng giải
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát - Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Phiếu học tập: Phân biệt các kiểu hướng động

Khái niệm
Tác nhân
Biểu hiện hướng động
Cơ chế tác động
Hướng sáng




Hướng trọng lực




Hướng hoá




Hướng nước




Hướng tiếp xúc






IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Khám phá (2’)

*  Kiểm tra bài cũ: Không
GV đưa ra 1 số hiện tượng
-         Thời tiết trở lạnh chim xù lông
-         Lá cây xấu hổ cụp lại khi bị va chạm
à Các hiện tượng trên được gọi là cảm ứng. Vậy cảm ứng là gì?--> Bài mới
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
GV lấy ví dụ để HS đưa ra khái niệm cảm ứng: Cây xấu hổ cụp lá lại khi bị va chạm

HS thực hiện lệnh SGK – 97 và đưa ra khái niệm về hướng động
a, Thân non sinh trưởng hướng về nguồn sáng
b, Cây non mọc vống lên và lá có màu vàng úa
c, Cây non mọc thẳng, khoẻ, lá có màu xanh lục
GV: Nghiên cứu SGK - 98 và cho biết có những loại hướng động nào?
GV: Nghiên cứu SGK - 98 và cho biết cơ chế của hướng động là gì?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV giảng thêm về cơ chế: Do sự phân bố không đồng đều của auxin ở 2 phía đối diện nhau của cơ quan. Auxin ở phía bị kích thích di chuyển xuống phía không bị kích thích




GV: Dựa vào yếu tố nào để phân loại các kiểu hướng động?
GV: Dựa vào tác nhân kích thích, hướng động được phận loại thành những kiểu nào?
GV: chia nhóm HS theo bàn
GV: Nghiên cứư mục II – SGK – 98, 99, 100 và hoàn thành phiếu học tập: Phân biệt các kiểu hướng động trong 5 phút
GV giảng thêm:
-         Tua cuốn thực chất là 1 lá bị biến dạng
-         Cơ chế: Do sự tiếp xúc đã kích thích sự sinh trưởng kéo dài của các tế bào tại phía ngược lại

- HS: thực hiện lệnh SGK - 100
- Liên hệ: Trong nông nghiệp cần phải làm gì để cây trồng phát triển và cho năng suất cao?
à HS: vận dụng kiến thức thực tiễn trả lời
·        Tưới nước, bón phân hợp lí
·        Bảo vệ môi trường đất
·        Trồng cây với mật độ phù hợp
·        Không lạm dụng hoá chất độc hại với cây trồng
Hạn chế thải chất độc hại vào môi trưởng không khí




11


















19















7
- Cảm ứng là phản ứng của sinh vật đối với kích thích

I. Khái niệm hướng động

- Khái niệm: Hướng động (vận động vô hướng) là hình thức phản ứng của cơ quan thực vật đối với các tác nhân kích thích từ một hướng xác định

- Phân loại:
·     Hướng động dương: Sinh trưởng hướng tớí nguồn kích thích
·     Hướng động âm: Sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn kích thích
- Cơ chế: Do sự sinh trưởng không đồng đều của các tế bào tại 2 phía đối diện nhau của cơ quan (Thân, rễ, bao lá mầm), cụ thể là các tế bào ở phía không bị kích thích sinh trưởng nhanh hơn phía bị kích thích và làm thân uốn cong hướng về phía có nguồn kích thích



II. Các kiểu hướng động
- Dựa vào tác nhân kích thích, hướng động được chia thành:
·        Hướng sáng
·        Hướng trọng lực
·        Hướng hoá
·        Hướng nước
·        Hướng tiếp xúc
- Đáp án PHT






III. Vai trò của hướng động trong đời sống thực vật

- Giúp cây tìm đến nguồn sáng để quang hợp

- Đảm bảo cho rễ cây ăn sâu, bám chặt vào đất và hút được nhiều chất dinh dưỡng
- Giúp thực vật sinh trưởng hướng tới nguồn nước và phân bón
à Hướng động có vai trò giúp thực vật thích nghi với sự biến đổi của môi trường để tồn tại và phát triển

ĐÁP ÁN PHT



Khái niệm
Tác nhân

Biểu hiện hướng động

Cơ chế


Hướng sáng
Là sự sinh trưởng của thực vật hướng về phía ánh sáng

Ánh sáng
- Thân hướng sáng dương
- Rễ hướng sáng âm
Tốc độ sinh trưởng ở phía chiếu sáng chậm hơn so với phía không chiếu sáng
Hướng trọng lực
Là phản ứng của cây đối với trọng lực
Trọng lực
- Rễ hướng trọng lực dương
- Thân hướng trọng lực âm
Tốc độ sinh trưởng ở chóp rễ nhanh


Hướng hoá
Là phản ứng của cây đối với các hợp chất hoá học


Hoá chất
- Hướng hoá dương: Thực vật sinh trưởng hướng tới nguồn chất dinh dưỡng
- Hướng hoá âm: Thực vật sinh trưởng theo hướng tránh xa nguồn chất độc
Phía có hoá chất tác động có tốc độ sinh trưởng nhanh hay chậm so với phía đối diện của rễ

Hướng nước
Là sự sinh trưởng của rễ cây hướng tới nguồn nước
Nước
Rễ cây sinh trưởng mạnh về phía nguồn nước
Tốc độ sinh trưởng của chóp rễ ở phía có nước nhanh

Hướng tiếp xúc
Là phản ứng của cây đối với sự tiếp xúc
Gía thể tiếp xúc
Tua quấn vươn thẳng cho đến khi tiếp xúc với giá thể và quấn quanh giá thể
Tốc độ sinh trưởng ở phía không tiếp xúc nhanh hơn phía tiếp xúc
3. Thực hành luyện tập (5’)
-         HS làm các câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Rễ cây hướng tới vùng đất ẩm thuộc kiểu hướng động nào?
A. Hướng sáng       B. Hướng nước      C. Hướng trọng lực     D. Hướng tiếp xúc
Câu 2: Vào rừng nhiệt đới, ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là kết quả của:
A. Hướng sáng    B. Hướng tiếp xúc  C. Hướng trọng lực âm  D. Cả 3 loại hướng trên
Liên hệ: Trong thực tế, để các cây thân leo phát triển cần phải làm gì? à Phải làm dàn cho cây thân leo bám vào và leo lên
- Kể tên 1 số thực vật có hướng tiếp xúc?
- Tại sao cây mọc ở sát các bức tường cao luôn hướng ra phía xa tường?
4. Vận dụng (1’)
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK – 101
- Đọc trước bài 24 - Ứng động
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN