SH 11: Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ


Ngày soạn:19-8-2015
Ngày giảng:22-8-2015

CHƯƠNG I - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG

A - CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG
Ở THỰC VẬT
Tiết 1 – Bài 1

SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Trình bày được đặc điểm. hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hấp thụ nước và muối khoáng
- Phân biệt được cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây
- Trình bày được mối tương tác giữa môi trường và rễ cây trong quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ, ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
- Biết chăm sóc cây trồng và bảo vệ môi trường
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Tranh hình SGK phóng to
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHƯC BÀI HỌC
1. Khám phá(4’)
? Cây sinh trưởng và phát triển được là nhờ đâu?
HS: Tưới nước và bón phân
GV: Rễ cây hấp thụ nước và các ion khoáng bằng cách nào à Bài mới
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
TG
? Bằng các kiến thức đã học hãy nêu vai trò của nước đối với tế bào?
HS:
-         Nước là dung môi hoà tan các chất
-         Giảm nhiệt độ của cơ thể khi thoát hơi nước
-         Tham gia vào một số quá trình trao đổi chất
-         Đảm bảo độ nhớt của chất nguyên sinh
? Thiếu nước cà ion khoáng thì cây sẽ có những hiện tượng gì?
HS trả lời:
-         Thiếu nước: cây héo, khô và chết vì nước là dung môi hoà tan các chất để thực hiện các hoạt động sống
-         Thiếu ion khoáng: Cây cằn cỗi, vì khoáng là thành phần cấu tạo nhiều hợp chất quan trọng trong cơ thể
GV: Nước là dung môi hoà tan nhiều muối khoáng à Sự hấp thụ các ion khoáng luôn gắn với quá trình hấp thụ nước
GV giảng: Hình thái của hệ rễ
- Hệ rễ gồm rễ chính và các rễ bên
- Miền sinh trưởng phát triển dài ra đâm sâu vào đất
- Miền lông hút có nhiều lông hút à Làm nhiệm vụ hấp thụ nước và các ion khoáng
Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ
- Rễ cây sinh trưởng nhanh về chiều sâu và phân nhánh về chiều rộng
- Tăng nhanh số lượng lông hút à Tăng bề mặt tiếp xúc giữa rễ và đất à Giúp rễ hấp thụ được nhiều nước và ion khoáng
? Lượng nước trong đất và sự phát triển của hệ rễ có mối liên hệ với nhau như thế nào?
HS: Nước trong đất ít thì hệ rễ phải phát triển vươn xa và đâm sâu hơn
GV: Lông hút rất dễ gãy và sẽ tiêu biến ở môi trường quá ưu trương (ít nước), quá axit hay thiếu ôxi
? Nhiều loài thực vật không có lông hút thì rễ cây sẽ hấp thụ nước và ion khoáng bằng cách nào?
HS: Rễ cây sẽ biến đổi thành phần nào đó để hấp thụ nước và muối khoáng hoặc phải cộng sinh với 1 loài khác (nấm rễ)

? Nước xâm nhập từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế nào?
? Nhớ lại kiến thức sinh học 10 và cho biết Cơ chế thụ động là cơ chế như thế nào?
? Môi trường nào là môi trường ưu trương và nhược trương?
HS suy nghĩ trả lời
? Nguyên nhân nào làm dịch của tế bào lông hút ưu trương hơn dung dịch đất?
HS: 2 nguyên nhân
-         Qúa trình thoát hơi nước
-         Nồng độ các chất tan cao (các axit hữu cơ, đường saccarôzơ,… là sản phẩm của các quá trình chuyến hoá vật chất trong cây, các ion khoáng được rễ hấp thụ vào?
? Các ion khoáng xâm nhập từ đất vào rễ theo cơ chế nào?
HS đọc SGK – 8 trả lời
? Nhớ lại kiến thức sinh học 10 và cho biết thế nào là cơ chế chủ động?
HS suy nghĩ trả lời
? Sự khác biệt chủ yếu giữa quá trình hấp thụ nước và hấp thụ ion khoáng?
HS suy nghĩ trả lời
Liên hệ: Trong sản xuất nông nghiệpcần có những biện pháp kĩ thuật gì để cung cấp đủ nước và ion khoáng cho cây?
HS suy nghĩ trả lời
-         Tưới nước, bón phân đúng thời kì
-         Xới đất, sục bùn để đất luôn thoáng khí à Tạo điều kiện để rễ hô hấp cung cấp ATP

? Quan sát hình 1.3 SGK – 8 và cho biết sau khi nước và ion khoáng đi từ đất vào tế bào lông hút, nước và ion khoáng sẽ xuyên qua các tế bào vỏ rễ để vào mạch gỗ của rễ bằng cách nào?
HS quan sát hình trả lời










? Thực hiện lệnh SGK – 9
HS suy nghĩ trả lời
Liên hệ: Trong sản xuất nông nghiệp, con người đã áp dụng biện pháp kĩ thuật gì để tăng khả năng hấp thụ nước và ion khoáng của rễ cây?
HS suy nghĩ trả lời
-         Gieo trồng đúng thời vụ
-         Bón phân hợp lí
-         Làm đất
-         Chống nóng, chống lạnh kịp thời
-         Hạn chế sự tổn thương, làm gẫy lông hút
























- Rễ là cơ quan chính hấp thụ nước và ion khoáng




























I. Cơ chế hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
1. Hấp thụ nước và ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút
a. Hấp thụ nước
- Nước xâm nhập từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thụ động (cơ chế thẩm thấu)
- Cơ chế thụ động: Nước di chuyển từ môi trường nhước trương (thế nước cao) đến môi trường ưu trương (thế nước thấp)










b. Hấp thụ ion khoáng
- Cơ chế thụ động: Ion khoáng đi từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp
- Cơ chế chủ động:
·        Các ion khoáng đi từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao
·        Phải tiêu tốn năng lượng ATP









2. Dòng nước và các ion khoáng đi từ đất vào mạch gỗ của rễ
- Con đường tế bào chất: Dòng nước và các ion khoáng đi xuyên qua tế bào chất và ion khoáng của các tế bào
- Con đường gian bào
·        Dòng nước và ion khoáng đi theo không gian giữa các tế bào và không gian giữa các bó xenlulôzơ bên trong thành tế bào
·        Dòng nước và ion khoáng đến nội nì bị đau Caspari chặn lại à Chuyên sang con đường tế bào chất
II. Ảnh hưởng của các tác nhân môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và ion khoáng ở rễ cây
-         Áp suất thẩm thấu của dung dịch đất
-         Nồng độ các chất hoà tan trong dung dịch đất
-         Độ pH (Độ chua của đất)
-         Hàm lượng ôxi trong đất (độ thoáng của đất)



























10





































15






































5’











5’









3. Thực hành luyện tập(5’)
- GV hệ thống lại kiến thức bài học
? HS trả lời câu hỏi 2,3 SGK – 10
4. Vận dụng(1’)
- Đọc kết luận SGK – 9
- Đọc mục “Em có biết” SGK - 9
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 2 - Vận chuyển các chất trong cây

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN