SH 11: Bài 30: TRUYỀN TIN QUA XINAP

Phùng Văn Huy                                                                                                               0918.111.849
Ngày soạn: 01/01/2016
Ngày giảng:07/01/2016

Tiết 33 – Bài 30
TRUYỀN TIN QUA XINAP

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Vẽ và mô tả được cấu tạo của xinap
-         Hiểu và trình bày được quá trình truyền tin qua xinap
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm xinap và quá trình lan truyền xung thần kinh qua xinap
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát – Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-          Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHƯC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Điện thế hoạt động là gì? Trình bày cơ chế xuất hiện điện thế hạot động?
- So sánh sự lan truyền xung thần kinh trên sợi thần kinh trần và sợi thần kinh có bao miêlin?
2. Khám phá  (1’)
GV đặt vấn đề: Khi tế bào không bị kích thích thì xuất hiện điện thế nghỉ. Vậy nếu tế bào bị kích thích thì điện thế giữa trong và ngoài màng tế bào sẽ thế nào?
3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung


? Quan sát hình 30.1 SGK – 121 và cho biết xinap là gì?
HS quan sát hình vẽ trả lời
? Tên gọi của xinap được gọi như thế nào?
HS: Gọi tên theo loại tế bào mà tế bào thần kinh tiếp xúc
? Dựa theo tên gọi có những kiểu xinap nào?
HS nghiên cứu SGK trả lời


- GV: Có 2 loại xinap: Xinap hoá học và xinap điện. Trong bài này chỉ đề cập đến xinap hoá học
? Nghiên cứu hình 30.2 SGK – 122 và mô tả cấu tạo của xinap hoá học?
HS quan sát hình vẽ trả lời
Gv: yêu cầu HS lên bảng vẽ cấu tạo của xinap hóa học?
HS: Lên bảng vẽ hình


- GV: Thông tin truyền dưới dạng xung thần kinh khi đến xinap tiếp tục được truyền qua xi nap
? Nghiên cứu hình 30.3 SGK – 122 và trình bày diễn biến quá trình truyền tin qua xinap?
HS nghiên cứu hình vẽ trình bày
? Tại sao tin được truyền qua xinap chỉ theo 1 chiều từ màng trước qua màng sau mà không thể theo chiều ngược lại?
HS suy nghĩ trả lời:
·        Màng sau không có chất hoá học để đi về màng trước
·        Màng trước không có các thụ thể để tiếp nhận chất hoá học
- GV hỏi mở rộng:
·        Tại sao hàng loạt xung thần kinh lan đến xinap làm vỡ rất nhiều bóng chứa chất trung gian háo học, nhưng khi có hàng loạt xung thần kinh mới khác đến lại vẫn thấy vỡ bóng và giải phóng ra chất trung gian hoá học vào khe xinap?
·        Tại sao chất trung gian hoá học không bị ứ đọng lại ở màng sau xinap?
HS nghiên cứu SGK và suy nghĩ trả lời
Máng sau có enzim axêtincôlin stêraza phân huỷ axêtincôlin thành axêtat và côlin. Hai chất này quay lại màng trước vào chuỳ xinap và được tái tổng hợp thành axêtincôlin chứa trong các bóng xinap
7















13








13
I. Khái niệm xinap
1. Khái niệm
- Khái niệm: Xinap là diện tiếp xúc giữa tế bào thần kinh với tế bào thần kinh, giữa tế bào thần kinh với loại tế bào khác như tế bào cơ, tế bào tuyến
2. Phân loại
- Dựa vào loại tế bào tiếp xúc
·        Xinap thần kinh - thần kinh
·        Xinap thần kinh – cơ
·        Xinap thần kinh - tuyến
- Dựa vào nhân tố dẫn truyền xung thần kinh qua xinap:
·        Xinap hóa học
·        Xinap điện

II. Cấu tạo của xinap
- Chùy xinap: Chứa màng trước và chất trung gian hoá học (Axêtylcôlin. norađrênalin)
- Màng sau xinap: Chứa enzim và thụ thể tiếp nhận chất trung gian hoá học
- Khe xinap: nằm giữa màng trước và màng sau xinap
III. Qúa trình truyền tin qua xinap
- Xung thần kinh đến chùy làm Ca2+ đi vào trong chuỳ xinap
 -Ca2+ vào chuỳ làm bóng chứa axeetincôlin gắn vào màng trước và vỡ ra, giải phóng axêtincôlin vào khe xinap
- Axêtincôlin gắn vào thụ thể trên màng sau à Chuyển thành xung thần kinh (làm xuất hiện điện thế hoạt động)
- Thông tin được truyền dưới dạng xung thần kinh
- Chất trung gian hóa học được phân giải thành những sản phẩm (axêtincôlin à axêtat + colin) à chùy xinap để tái tạo hợp chất hóa học trung gian
4. Thực hành luyện tập (5’)
- GV liên hệ về ứng dụng của sự truyền tin qua xinap trong y học
Thuốc tẩy giun sán cho lợn: sau khi uống thuốc ngấm vào giun sán, phá huỷ enzim ở các xinap gây co cơ telanos làm giun sán cứng đờ không bám được vào niêm mạc ruột, cơ trơn của ruột lợn tăng cường co bóp đẩy giun sán ra ngoài
- HS trả lời 1 số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Do đâu các túi xinap chứa chất trung gian hoá học bị vỡ
A. Ion K+ từ ngoài dịch mô tràn vào tế bào ở chuỳ xinap
B. Ion Ca2+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chuỳ xinap
C. Ion Na+ từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chuỳ xinap
D. B. Ion SO42- từ ngoài dịch mô tràn vào dịch tế bào ở chuỳ xinap
Câu 2: Túi xinap bị vỡ, các chất trung gian háo học sẽ được giải phóng vào
        A.        Dịch mô
        B.            Dịch bào
        C.            Màng trước xinap
       D.            Khe xinap
Câu 3: Các túi chứa chất trung gian hoá học co ở
A.   Cúc xinap
B.   Khe xinap
C.   Màng sau xinap
D.   Ti thể
Câu 4: Xung thần kinh chỉ được chuyển giao từ màng trước qua màng sau xinap theo 1 chiều nhờ
A.   Các chất trung gian hoá học
B.   Ion Ca2+
C.   Xuôi chiều Građien nồng độ
D.   Sự chênh lệch về điện thê
ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM
Câu
1
2
3
4
Đáp án
B
D
A
A
-          
5. Vận dụng (1’)
- Đọc kết luận SGK – 123
- Trả lời câu hỏi SGK – 123
- Đọc mục “Em có biết”
- Đọc trước bài 31 - Tập tính của động vât
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../


Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN