SH 11: Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

Ngày soạn: 5/11/2015
Ngày giảng: 14/11/2015
Tiết 18 – Bài 17

HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được khái niệm hô hấp
-         Trình bày được đặc điểm chung của bề mặt hô hấp
-         Nêu được các cơ quan hô hấp của động vật trên cạn và dưới nước
-         Giải thích được tại sao động vật sống ở trên cạn có khả năng trao đổi khí có hiệu quả
2. Kĩ năng
Rèn một số kĩ năng:
- Phân tích, so sánh
- Tư duy lôgic, khái quát kiến thức
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện thông tin
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
- Biết bảo vệ động vật, bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát – Tìm tòi
-         Giảng giải
-         Thảo luận nhóm
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Bảng: Phân biệt các hình thức hô hấp
Các hình thức

Đặc điểm
Qua da
Qua ống khí
Qua mang
Qua phổi
Đối tượng




Đặc điểm cấu tạo




Cơ chế hô hấp





IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Khám phá (5’)
- Ổn định tổ chức lớp
-  Kiểm tra bài cũ:
+ So sánh cấu tạo và chức năng ống tiêu hoá ở động vật ăn thịt và động vật ăn thực vật?
+ Vì sao ruột non ở động vật ăn thực vật lại dài hơn rất nhiều so với ruột non của thú ăn thịt?
-         ĐVĐ :
GV nêu vấn đề dẫn dắt vào bài mới: Con người có thể nhịn ăn vài ngày nhưng không thể nhịn thở quá vài phút
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
GV đưa ra 1 số câu hỏi:
- Hô hấp là gì?
- Hô hấp bao gồm những quá trình nào?
HS vận dụng kiến thức thực tiễn trả lời


GV bổ sung: Hô hấp ngoài là hô hấp diễn ra ở cấp cơ thể, Hô hấp trong là hô hấp diễn ra ở cấp tế bào
GV liên hệ: Hô hấp có vai trò rất quan trọng à Phải giữ cho môi trường trong lành, không bị ô nhiễm để quá trình hô hấp ở động vật và con người diễn ra bình thường
? Để giữ cho không khí trong lành không bị ô nhiễm cần phải làm gì? à Trồng nhiều cây xanh, thường xuyên vệ sinh, làm sạch môi trường, bảo vệ rừng
GV: Khác với thực vật, động vật có cơ quan hô hấp riêng. Vậy cơ quan hô hấp ở động vật là gì?

GVđưa ra 1số câu hỏi:
-         Bề mặt trao đổi khí là gì?
-         Bề mặt trao đổi khí có những đặc điểm gì?
HS nghiên cứu SGK trả lời













GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung mục II SGK – 72, 73, 74 và hoàn thành bảng phân biệt các hình thức hô hấp ở động vật
HS thảo luận nhóm theo bàn và đưa ra đáp án
3





















9














22
I. Hô hấp là gì ?
- Khái niệm: Hô hấp là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hoá các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài
- Qúa trình hô hấp bao gồm:
·        Hô hấp ngoài: Trao đổi khí giữa cơ quan hô hấp với môi trường sống
·        Hô hấp trong: Trao đổi khí giữa tế bào với máu và hô hấp tế bào










II. Bề mặt trao đổi khí
- Khái niệm: Bề mặt trao đổi khí là bộ phận cho O2 từ môi trường ngoài khuếch tán vào trong tê bào (máu) và CO2 khuếch tán từ tế bào (máu) ra ngoài
- Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí
·        Bề mặt trao đổi khí rộng
·        Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt à O2 và CO2 dễ dàng khuếch tán qua
·        Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch và máu có sắc tố hô hấp
·        Có sự lưu thông khí tạo ra sự chênh lệch về nồng độ khí CO2 và O2 để các khí đó dễ dàng khuếch tán qua bề mặt trao đổi khí
III. Các hình thức hô hấp


Các hình thức

Đặc điểm
Qua da
Qua ống khí
Qua mang
Qua phổi

Đối tượng
Động vật đơn bào, động vật đa bào có tổ chức thấp (ruột khoang, giun tròn, giun dẹp)
Côn trùng
Bò sát, chim, thú, người


Đặc điểm cấu tạo
Mỏng, ẩm, co nhiều mao mạch
Hệ thống ống khí phân nhánh đến từng tế bào
Mỗi cung mang gồm nhiều phiến mang, có nhiều mao mạch
Có nhiều thuỳ, mỗi thuỳ có nhiều phế nang, trong phế nang có nhiều mao mạch

Cơ chế hô hấp
Khuếch tán qua da vào máu
Chênh lệch áp suất thẩm thấu của O2 và CO2 giữa môi trường và ống khí giáp tế bào
Phối hợp cơ miệng, hầu, nắp mang tạo dòng nước mang O2 liên tục qua khe mang
Co cơ hoành và cơ liên sườn, tạo chênh lệch áp suất giữa phế nang và môi trường tạo dòng khí ra vào liên tục











Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV: Nhờ cấu tạo của mang và hoạt động đóng mở miệng và nắp mang à Cá xương có thể lấy được 80% lượng O2 của nước khi đi qua mang
? Tại sao dóng nước chảy 1 chiều liên tục qua mang?
à Tạo điều kiện hấp thụ được nhiều O2
? Cá có thể sống trên cạn được không? Vì sao?
à Phiến mang và cung mang dính chặt nhau và xẹp lại, mang cá bị khô à cá không hô hấp được và chết trong 1 thời gian ngắn
HS suy nghĩ trả lời
? Tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả nhất của động vật trên cạn ?
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời : Phổi có hệ thống ống khí phân nhánh, có hệ thống mao mạch làm tăng bề mặt trao đổi khí rất nhiều
? Nghiên cứu số liệu bảng 17 sgk - 75 và cho biết vì sao có sự khác nhau về tỉ lệ các loại khí O2 và CO2 trong không khí hít vào và thở ra ?
HS suy nghĩ trả lời :
- Máu trong phế nang có phân áp O2 cao hơn trong mao mạch phổi à 1 lượng O2 trong phế nang đã khuếch tán vào máu trước khi đi ra phổi
- Máu trong mao mạch phổi có phân áp CO2 cao hơn trong phế nang à 1 lượng CO2 đã khuếch tán từ mao mạch phổi vào phế nang
GV: Tại sao hô hấp ở phổi, ống khí chỉ diễn ra được khi ở trên cạn?
àớc tràn vào ống dẫn khí à Không lưu thông được không khí à Không hô hấp được
GV giảng giải:
-         Vì sống ở cả môi trường cạn và môi trường nước nên lưỡng cư trao đổi khí qua da và phổi
-         Riêng ở chim hô hấp nhờ phổi và hệ thống túi khí. Phổi chim cấu tạo từ các ống khí có mao mạch bao quanh. Nhờ hệ thống túi khí nên khi thở ra và hít vào đều có không khí giàu ôxi qua phổi à Chim là động vật trên cạn trao đổi khí hiệu quả nhất
GV lưu ý: Một số động vật: cá voi, cá heo, hà mã vẫn có thể sống dưới nước được vì :
- Chúng vẫn thường xuyên ngoi lên mặt nước và có thời gian trên bờ
- Phổi có dung tích lớn, chúng nhịn thở khi lặn sâu trong nước à Khi ngoi lên mặt nước khí dồn đẩy ra ngoài qua lỗ mũi và gây áp lực lớn tạo cột nước cao mà chúng ta vẫn hay nhìn thấy


4. Thực hành luyện tập ( 5’)
-         Câu 3 – 75: Nếu bắt giun đất để lên mặt đất khô ráo giun sẽ nhanh bị chết. Vì sao?
-         Động vật có những hình thức hô hấp nào? Hình thức hô hấp nào cho hiệu quả trao đổi khí cao nhất?
-         Câu 5, 6- 76
5. Vận dụng (1’)
- Đọc kết luận SGK – 75
- Đọc mục “Em có biết” SGK - 76
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 18 – Tuần hoàn máu

 V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY


Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN