SH 11: Bài 26: CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

Phùng Văn Huy                                                                                                                    0918.111.849
Ngày soạn:08/12/2015
Ngày giảng:15/12/2015

B - CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT
Tiết 30 – Bài 26
CẢM ỨNG Ở ĐỘNG VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu được khái niệm cảm ứng ở động vật
- Mô tả được cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng lưới
- Mô tả được cấu tạo của hệ thần kinh dạng chuỗi hạch và khả năng cảm ứng của động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- Phân biệt được cảm ứng ở động vật và thực vật
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về cảm ứng của động vật chưa có tổ chức thần kinh vfa động vật có tổ chức thần kinh
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHƯC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ
Không
2. Khám phá (1’)
- Thực vật và động vật đều phản ứng lại kích thích từ môi trường để tồn tại và phát triển
-         Cảm ứng ở thực vật được biểu hiện bằng hướng động hoặc ứng động
-         Cảm ứng ở động vật được biểu hiện như thế nào? Tại sao mèo xù lông khi trời trở lạnh, tại sao khi cho sát tay vào lủa ta lại lập tức rụt tay lại? àVào bài mới


3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
GV lấy ví dụ để hs phân biệt cảm ứng ở động vật và thực vật
-         Chạm tay vào cây trinh nữ à Các lá chét lần lượt cụp lại từ từ
-         Chạm tay nước nóng à Lập tức rụt tay lại
à Tại sao cùng 1 loại kích thích lại có sự khác nhau như vậy?
HS dựa vào ví dụ và đưa ra nhận xét:
- Giống nhau: Đều là nhận và trả lời kích thích, có bộ phận nhận và trả lời
- Khác nhau: Thực vật có tốc độ phản ứng chậm, động vật có tốc độ phản ứng nhanh
GV giải thích nguyên nhân: Do động vật có tổ chức thần kinh nên tốc độ phản ứng nhanh hơn
? Cảm ứng ở động vật? Cho ví dụ?
HS dựa vào kiến thức đã học trả lời
GV: Ở động vật có tổ chức thần kinh, phản xạ được coi là 1 dạng điển hình của cảm ứng và phản xạ thực hiện được nhờ cung phản xạ à Hình thức, mức độ và tính chính xác của cảm ứng phụ thuộc vào mức độ tổ chức của hệ thần kinh (Chỉ cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh mới được gọi là phản xạ)
? Nghiên cứu SGK – 107 và cho biết cung phản xạ gồm những bộ phận nào?
? Thực hiện lệnh SGK – 107? (Thụ quan đau ở tay à Tuỷ sống à Cơ tay)
HS nghiên cứu SGK trả lời
GV lưu ý: Các tế bào và các cơ quan trong cơ thể đều có khả năng cảm ứng nhưng không phải tất cả các phản ứng của chúng đều là phản xạ à Nhấn mạnh: Cảm ứng rộng hơn phản xạ
? Phản ứng co của 1 bắp cơ tách rời cơ thể khi bị kích thích có được coi là phản xạ không? Vì sao?
HS dựa vào kiến thức vừa học trả lời: Không được coi là phản xạ vì phản ứng này không được thực hiện bởi cung phản xạ, nghĩa là không có sự tham gia của hệ thần kinhà Chỉ được gọi là cảm ứng
Liên hệ: Các yếu tố môi trường sống tác động trực tiếp lên hoạt động sống của động vật có thể tích cực hoặc tiêu cực à Cần giữ cho môi trường sống ổn địnhđảm bảo độ đa dạng sinh học, giữ cân  bằng sinh thái










? Nghiên cứu SGK – 108 và cho biết đối tượng nào có tổ chức thần kinh dạng lưới?
? Quan sát hình 26.1 SGK – 108 và trình bày cấu tạo hệ thần kinh dạng lưới?
? Thực hiện lệnh SGK – 108
HS nghiên cứu SGK trả lời
-         Thuỷ tức co rúm toàn bộ cơ thể lại khi bị kim nhọn châm vào
-         Phản ứng của thuỷ tức được gọi là phản xạ vì cơ thể trả lời lại kích thích có sự tham gia của tổ chức thần kinh
- GV giảng giải: Do hệ thần kinh có cấu tạo dạng lưới nên khi bị kích thích, xung thần kinh xuất hiện sẽ lan toả nhanh ra khắp cơ thể à Toàn bộ cơ thể co lại
? Động vật có thần kinh dạng lưới có hình thức cảm ứng như thế nào? Hình thức cảm ứng này có tiêu tốn năng lượng không?
HS dựa vào lệnh SGK trả lời

? Nghiên cứu SGK – 108 và cho biết đối tượng nào có tổ chức thần kinh dạng chuỗi hạch?

? Quan sát hình 26.1 SGK – 109 và trình bày cấu tạo hệ thần kinh dạng chuỗi hạch?
? Thực hiện lệnh 3 SGK – 109
à Do mỗi hạch là 1 trung tâm điều khiển 1 vùng xác định của cơ thể
? Thực hiện lệnh 4 – SGK – 109
à Đáp án C

? Động vật có thần kinh dạng chuỗi hạch có hình thức cảm ứng như thế nào? Hình thức cảm ứng này có tiêu tốn năng lượng không?
-         HS nghiên cứu SGK trả lời
7
































































13























14




















I. Khái  niệm  cảm  ứng  ở  động  vật
















- Khái niệm: Cảm ứng  là khả năng tiếp nhận kích thích và phản ứng lại các kích thích từ môi trường sống đảm bảo cho sinh vật tồn tại và phát triển
- Ví dụ: Khi chạm tay vào gai nhọn à tay rụt lại ngay




- Cung phản xạ gồm:
·        Bộ phận tiếp nhận kích thích (thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm)
·        Bộ phận phân tích và tổng hợp thông tin để quyết định hình thức và mức độ phản ứng (hệ thần kinh)
·        Bộ phận thực hiện phản ứng (cơ, tuyến)

















II. Cảm ứng ở động vật chưa có tổ chức thần kinh (Giảm tải)
- Đối tượng: Động vật đơn bào
- Hình thức cảm ứng: Chuyển động cả cơ thể hoặc co rút chất nguyên sinh à Tiêu tốn nhiều năng lượng

III. Cảm ứng ở động vật có tổ chức thần kinh
1. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới
- Đối tượng: Động vật có cơ thể đối xứng toả tròn thuộc ngành ruột khoang
- Cấu tạo hệ thần kinh:
·        Các tế bào thần kinh nằm rải rác trong cơ thể và liên hệ với nhau qua các sợi thần kinh à Tạo mạng lưới thần kinh
·        Các tế bào thần kinh có sợi thần kinh liên hệ với tế bào cảm giác và liên hệ với tế bào biểu mô cơ







- Hình thức cảm ứng: Phản ứng toàn cơ thể à Tiêu tốn nhiều năng lượng

2. Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch
- Đối tượng: Động vật có cơ thể đối xứng 2 bên thuộc ngành Giun dẹp, Giunn tròn, Chân khớp
- Cấu tạo hệ thần kinh:
·        Các tế bào thần kinh tập trung lại các hạch thần kinh
·        Các hạch thần kinh được nối với nhau bởi các dây thần kinh à Tạo chuỗi hạch thần kinh nằm dọc theo chiều dài cơ thể
·        Mỗi hạch thần kinh là 1 trung tâm điều khiển hoạt động của 1 vùng xác định của cơ thể
- Hình thức cảm ứng: Phản ứng cục bộ (Một phần cơ thể) à Tiết kiệm năng lượng
4. Thực hành luyện tập ( 9’)
- GV yêu cầu HS phân biệt Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng lưới và Cảm ứng ở động vật có hệ thần kinh dạng chuỗi hạch theo bảng sau:
Nội dung
Dạng lưới
Dạng chuỗi hạch
Dạng ống
Cấu tạo



Đặc điểm cảm ứng



Năng lượng tiêu tốn




5. Vận dụng ( 1’)
        - Hoàn thành PHT về HTK dạng ống
- Đọc kết luận SGK – 110
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK – 110
- Đọc trước bài 27 - Cảm ứng ở động vật (Tiếp)
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN