SH 11: Bài 19: TUẦN HOÀN MÁU (tt)

Phùng Văn Huy                                                                                                                      0918.111.849
Ngày soạn: 08/11/2015
Ngày giảng: 17/11/2015

Tiết 20 –Bài 19
TUẦN HOÀN MÁU (tt)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Giải thích được tại sao tim có khả năng đập tự động
-         Nêu được trình tự và thời gian co dãn của tâm nhĩ và tâm thất
-         Giải thích được tại sao nhịp đập của các loài thú lại khác nhau
-         Nêu được định nghĩa huyết áp và giải thích được tại sao huyết áp giảm dần trong hệ mạch
-         Mô tả được biến động của vận tốc máu trong hệ mạch và nêu được nguyên nhân của sự biến động đó
2. Kĩ năng
-         Rèn kĩ năng quan sát tranh hình phát hiện kiến thức
-         Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, tư duy lôgic
-         Rèn kĩ năng vận dụng và liên kết kiến thức
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Bảo vệ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Giảng giải
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát - Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1.     Khám phá (5’)
+ Ổn định lớp
+ Kiểm tra bài cũ
-         Trình bày đặc điểm của bề mặt trao đổi khí làm tăng hiệu quả trao đổi khí
-         Có những hình thức hô hấp nào? Hình thức nào cho hiệu quả trao đổi khí cao nhất? Vì sao?
GV: Tại sao tim chúng ta hoạt động suốt đời mà không biết mệt mỏi
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
- GV mô tả thí nghiệm: Cắt rời tim ếch và cơ bắp chân ếch cho vào dung dịch sinh lí à Tim ếch vẫn co dãn bình thường nhưng cơ bắp chân ếch thì không co dãn được
GV đưa ra 1 số câu hỏi
- Trong dung dịch sinh lí tim vẫn co dãn được bình thường chứng tỏ điều gì?
- Tính tự động của tim là gì?
- Tính tự động của tim do dặc điểm cấu tạo nào của tim quyết định? à Do hoạt động của hệ dẫn truyền tim
- Quan sát hình 19.1 SGK- 81 và mô tả cấu tạo hệ dẫn truyền tim?
GV giảng giải hoạt động của hệ dẫn truyền tim
·        Nút xoang nhĩ tự phát xung điện theo khoảng thời gian nhất định à Chu kì bắt đầu à Cơ tâm nhĩ co
·        Lan truyền xung đến nút nhĩ thất, bó hiss và mạng puôckin à Cơ tâm thất co
·        Hết xung đến à Tâm thất, tâm nhĩ giãn (nghỉ) à Hết chu kì
? So sánh hoạt động của cơ tim và cơ xương ở trong cơ thể?
HS nghiên cứu SGK trả lời

GV yêu cầu HS quan sát hình 19.2 SGK- 82 và đưa ra 1 số câu hỏi:
- Chu kì tim là gì?
- Chu kì tim gồm những pha nào? Thời gian mỗi pha đó là bao nhiêu?
- Tại sao tim đập suốt đời mà không biết mệt mỏi
- Một chu kì tim kéo dài trong thời gian khoảng bao lâu?
- HS trả lời lệnh SGK- 82 à Động vật càng nhỏ à Tỉ lệ S/V càng lớn à Nhiệt lượng mất vào môi trường xung quanh càng nhiều, chuyển hoá tăng lên à Tim đập nhanh hơn để đáp ứng đủ nhu cầu ôxi cho quá trình chuyển hoá
HS nghiên cứu SGK trả lời

GV đưa ra 1 số câu hỏi:
- Hệ mạch gồm những thành phần nào?
- Thế nào là tiết diện và tổng tiết diện mạch
HS nghiên cứu SGK trả lời


GV đưa ra 1 số câu hỏi:
- Tim đẩy máu vào động mạch và tạo ra huyết áp. Vậy huyết áp là gì?
- Huyết áp tâm thu là gì? Huyết áp tâm trương là gì?




- Huyết áp phụ thuộc vào những yếu tố nào?
- Tại sao người cao tuổi thường hay bị huyết áp cao? à Mạch máu hay bị xơ cứng, tính đàn hồi kém, sức cản tăng
HS nghiên cứu SGK trả lời
? Tại sao tim đập nhanh và mạnh làm huyết áp tăng, tim đập chậm và yếu huyết áp giảm
? Tại sao khi cơ thể bị mất máu thì áp áp giảm
- HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời
- GV yêu cầu HS quan sát hình 19.3 và bảng 19.2 cho biết trong hệ mạch huyết áp biến động như thế nào? Tại sao lại có sự biến động đó
- HS quan sát hình vẽ trả lời: Sức đẩy máu của tim và áp lực của máu
GV đưa ra 1 số câu hỏi:
- Vận tốc máu là gì? Cho ví dụ vận tốc máu ở từng đoạn mạch?
- HS trả lời lệnh SGK- 84
HS nghiên cứu SGK trả lời
 13















































21
III. Hoạt động của tim







1. Tính tự động của tim
- Tính tự động của tim là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim
- Hệ dẫn truyền tim: là tập hợp sợi đặc biệt có trong thành tim bao gồm nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin
















2. Chu kì hoạt động của tim
- Khái niệm: Chu kì tim là 1 lần co và dãn nghỉ của tim
- Chu kì tim gồm 3 pha:
·        Pha co tâm nhĩ: 0,1s
·        Pha co tâm thất: 0,3s
·        Pha dãn chung: 0,4s
à Một chu kì tim là 0,8s à Nhịp tim 75 lần/phút









IV. Hoạt động của hệ mạch
1. Cấu trúc của hệ mạch
- Động mạch
- Mao mạch
- Tĩnh mạch
- Tiết diện mạch là diện tích mặt cắt của mạch
- Tổng tiết diện là tổng diện tích của tất cả mạch thuộc 1 loại mạch nào đó
2. Huyết áp
- Huyết áp là lực của máu tác dụng lên thành mạch
- Huyết áp tâm thu (huyết áp cực đại) ứng với lúc tim co (110 – 120 mmHg)
- Huyết áp tâm trương (huyết áp cực tiểu) ứng với lúc tim giãn (70 – 80 mmHg)
- Huyết áp phụ thuộc vào:
·        Lực co tim
·        Nhịp tim
·        Khối lượng máu
·        Độ quánh của máu
·        Sự đàn hồi của mạch máu








- Huyết áp giảm dần từ động mạch chủ đến tĩnh mạch chủ



3. Vận tốc máu
- Khái niệm: Vận tốc máu là tốc độ máu chảy trong một giây
-Vận tốc máu trong hệ mạch phụ thuộc vào tiết diện mạch và sự chênh lệch huyết áp giữa 2 đầu đoạn mạch
3. Thực hành luyện tập (5’)
-         GV hệ thống lại kiến thức bài học
4. Vận dụng (1’)
- Đọc kết luận SGK – 85
- Đọc mục “Em có biết” sgk - 86
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 20 – Cân bằng nội môi

V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN