SH 11: Bài 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

Ngày soạn:03-9-2013
Ngày giảng:07-9-2013
Tiết 4 – Bài 4

VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG

I. MỤC TIÊU
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
- Nêu được các khái niệm: Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu, các nguyên tố dinh dưỡng đại lượng và vi lượng
- Mô tả được một số dấu hiệu điển hình khi thiếu một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng và nêu được vai trò đặc trưng nhất của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
- Liệt kê được các nguồn cung cấp dinh dưỡng khoáng cho cây, dạng phân bón (muối khoáng) cây hấp thụ được
- Trình bày được ý nghĩa của liều lượng phân bón hợp lí đối với cây trồng, môi trường và sức khoẻ con người
2. Kĩ năng
Rèn một số kĩ năng:
- Phân tích, so sánh
- Quan sát
- Tư duy lôgic, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các nguyên tố khoáng và vai trò của các nguyên tố khoáng đối với cây trồng
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
- Biết chăm sóc cây trồng và bảo vệ môi trường
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Trực quan – Tìm tòi
-         Giảng giải
-         Thảo luận nhóm
II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Tranh hình SGK phóng to
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC BÀI HỌC
1. Khám phá (5’)
Kiểm tra bài cũ
? Thoát hơi nước có vai trò như thế nào đối với thực vật?
? Thực vật thoát hơi nước bằng những con đường nào?
GV đặt vấn đề: Cây hấp thụ và vận chuyển các nguyên tố dinh dưỡng khoáng để làm gì? à Bài mới
2. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
TG
? Quan sát hình 4.1 sgk – 20 và rút ra nhận xét
HS qs hình trả lời
GV khẳng định: Một số nguyên tố khoáng có vai trò rất quan trọng được gọi là nguyên tố khoáng thiết yếu
? Nguyên tố khoáng thiết yếu là gì?
HS suy nghĩ trả lời
GV: Chỉ có khoảng 17 nguyên tố là nguyên tố khoáng thiết yếu đối với sự sinh trưởng của mọi loài cây, còn 3 nguyên tố  Na, Si, Co chỉ cần cho một số ít loài cây

? Nhớ lại kiến thức sinh học 10 và cho biết người ta chia nguyên tố dinh dưỡng khoáng thành những nhóm nào?
HS nhớ lại kiến thức cũ trả lời
? Làm thế nào để nhận biết được cây thiếu nguyên tố khoáng và thiếu nguyên tố nào?
HS liên hệ thực tiễn trả lời: Dựa vào sự biến đổi màu sắc, hình thái của cây
GV yêu cầu HS qs hình 4.2 sgk – 21 để thấy sự biểu hiện của cây khi thiếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
GV bổ sung:
·        Thiếu Ca cây vẫn xanh nhưng lá bị biến dạng
·        Thiếu Mg lá úa vàng
·        Thiếu P lá chóng già và úa vàng
·        Thiếu S lá non cũng úa vàng


GV yêu cầu HS nghiên cứu nội dung bảng 4 sgk – 22 và khái quát vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu
GV chia nhóm HS theo bàn thải luận
HS thảo luận theo bàn và đưa ra câu trả lời
4. Thực hành vận dụng
? Tại sao khi thiếu nguyên tố Mg lá cây bị mất màu xanh?
HS suy nghĩ trả lời: Mg là thành phần cấu tạo nên diệp lục à Lá cây có màu xanh lục à Thiếu Mg màu xanh của lá cây bị mất và thay vào đó là màu vàng úa
Liên hệ: Trong sản xuất cần có biện pháp gì để hạn chế tình trạng thiếu khoáng của cây?
HS liên hệ thực tiễn trả lời:
·        Phải nắm được tính chất của đât trồng
·        Kiểm tra thường xuyên để phát hiệnh những biểu hiện của lá

? Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cung cấp cho cây được lấy từ những nguồn nào?
? Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng trong đất tồn tại ở nhứng dạng nào?
HS suy nghĩ trả lời
Liên hệ: Trong sản xuất nông nghiệo sử dụng những biện pháp kĩ thuật nào để làm tăng độ tan của các chất khoáng?
HS liên hệ thực tiễn trả lời:
- Làm đất thật kĩ
- Làm cỏ, sục bùn
- Phá váng khi ngập
- Bón vôi cải tạo đất


? Tại sao phải bón phân cho cây trồng?
? Quan sát hình 4.3 sgk – 23 và rút ra nhận xét về việc sử dụng liều lượng phân bón như thế nào là hợp lí?
HS qs hình nhận xét
GV: Liều lượng phân bón cao quá mức cần thiết sẽ không chỉ độc hại đối với cây mà còn gây ô nhiễm nông phẩm và môi trường
GV lấy ví dụ:
- Nếu lượng Mo trong mô thực vật đạt 20mg/1kg chất khô hay cao hơn, động vật ăn rau tươi sẽ bị ngộ độc Mo, người ăn rau tươi sẽ bị bệnh gut.
- Dư lượng phân bón khoáng chất sẽ làm xấu lí tính của đất, giết chết các vi sinh vật có lợi và khi bị rửa trôi xuống các ao hồ, sông, suối sẽ gây ô nhiễm nguồn nước
? Liên hệ việc sử dụng phân bón ở Việt Nam và đề xuất các biện pháp khắc phục
HS liên hệ thực tiễn trả lời
- Sử dụng tuỳ tiện không có hướng dẫn
- Nhà nước cần quản lí nguồn phân bón
- Có cán bộ nông nghiệp tư vấn cho người dân cách sử dụng phân bón
I. NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY


1. Khái niệm
- Nguyên tố mà thiếu nó cây không hoàn thành được chu trình sống
- Không thể thay thế được bởi bất kì nguyên tố nào khác
- Phải trực tiếp tham gia vào quá trình chuyển hoá vật chất trong cơ thể
2. Phân loại
- Nguyên tố đại lượng: C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg
- Nguyên tố vi lượng: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni

Nhận xét: Hiện tượng thiếu các nguyên tố dinh dưỡng thường được biểu hiện ra thành những dấu hiệu màu sắc đặc trưng trên lá










II. VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG THIẾT YẾU TRONG CÂY
- Tham gia cấu tạo hợp chất quan trọng cấu tạo cơ thể: axit nuclêic, prôtêin,…
- Tham gia cấu tạo và hoạt hoá enzim
- Tham gia các hoạt động trao đổi chất, hoạt động sinh lí trong cây: Cân bằng ion, quang phân li nước, mở khí khổng…













III. NGUỒN CUNG CẤP CÁC NGUYÊN TỐ DINH DƯỠNG KHOÁNG TRONG CÂY
1. Đất
- Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây
- Muối khoáng trong đất tồn tại ở 2 dạng
·        Dạng hoà tan: Cây hấp thụ được
·        Dạng không hoà tan: Cây không hấp thụ được à Phải chuyển hoá thành dạng hoà tan nhờ vào cấu trúc đất (hàm lượng nước, độ thoáng, độ pH, nhiệt độ, vi sinh vật đất)
2. Phân bón
- Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng














- Liều lượng phân bón phải hợp lí để có năng suất cao, hạn chế dư thừa phân bón tránh ô nhiễm môi trường













13’


























10’






































12’

4. Thực hành luyện tập(4’)
- GV hệ thống lại kiến thức bài học
5. Vận dụng(1’)
- Đọc kết luận SGK – 24
- Đọc mục “Em có biết” SGK - 24
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK

- Đọc trước bài 5 + 6 – Dinh dưỡng nitơ ở thực vật

Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN