SH 11: Bài 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT


Ngày soạn: 17/10/2015
Ngày giảng: 24/10/2015

Tiết 11 –Bài 12
HÔ HẤP Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Nêu được bản chất của quá trình hô hấp ở thực vật và viết được phương trình tổng quát
-         Nêu được vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật
-         Phân biệt được các con đường hô hấp ở thực vật liên quan với điều kiện có hay không có oxi.
-         Trình bày được mối liên quan giữa hô hấp và quang hợp
-         Nêu được ví dụ về ảnh hưởng của nhân tố môi trường đối với hô hấp
2. Kĩ năng
-         Rèn luyện kĩ năng quan sát và phân tích thông tin từ tranh hình
-         Rèn luyện kĩ năng phân tích so sánh
-         Rèn luyện kĩ năng vận dụng kí thuyết vào thực tiễn
3. Thái độ
- Yêu thích môn học
- Vận dụng các kiến thức đã học để giải thích các hiện tượng thực tế.
- Bảo vệ môi trường
II. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Giảng giải
-         Hỏi – Đáp
-         Trực quan
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Khám phá (5’)
* Ổn định lớp
* Kiểm tra sĩ số: - Lớp: 11D1 :             
                           - Lớp: 11D2:
                           - Lớp: 11D3:
          *Kiểm tra bài cũ:
                - Tại sao nói quang hợp quyết định năng suất ở thực vật?
                - Nêu các biện pháp tăng năng suất cây trồng thông qua sự điều khiển quang hợp?
* ĐVĐ:
GV: Con người có thể nhịn ăn vài ngày vẫn bình thường nhưng không thể nhịn thở quá 3 phút
GV: ở người, cơ quan nào thực hiện chức năng hô hấp? à Phổi
GV: Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách như con người. Vậy thực vật hô hấp bằng cách nào? à Vào bài mới
2. Kết nối

Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung
GV giải thích mô hình thí nghiệm SGK-51 và yêu cầu HS trả lời từng lệnh trong SGK- 51
GV: Vì sao nước vôi trong ống nghiệm bên phải bình chứa hạt nảy mầm (hình 12.1 A) bị vẩn đục khi bơm hút hoạt động?
GV:Giọt nước màu trong ống mao dẫn di chuyển về phía trái(hình 12.1 B) có phải do hạt nảy mầm hô hấp hút O2 không? Vì sao?
GV:Nhiệt kế trong bình (hình 12.1C) chỉ nhiệt độ cao hơn nhiệt độ không khí bên ngoài bình chứng thực điều gì?
HS: vận dụng các kiến thức có liên quan trả lời
GV: Hô hấp ở thực vật là gì?
HS: vận dụng đáp án lệnh SGK- 51 trả lời
GV giảng giải: Thực vật không có cơ quan hô hấp chuyên trách. Hô hấp diễn ra trong mọi cơ quan của thực vật, đặc biệt là các cơ quan đang có hoạt động sinh lí mạnh như hạt đang nảy mầm, hoa và quả đang sinh trưởng

GV gọi 1 HS lên bảng viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp ở thực vật?
HS: lên bảng viết phương trình tổng quát của quá trình hô hấp ở thực vật.
GV:Nhìn vào phương trình hô hấp tổng quát và cho biết hô hấp có vai trò như thế nào đối với thực vật?
HS: nhìn vào phương trình và đưa ra câu trả lời









GV: Thực vật có những con đường hô hấp nào?

GV: Phân giải kị khí xảy ra trong điều kiện nào? Diễn ra ở đâu?
GV: Con đường hô hấp kị khí gồm những quá trình nào?
HS: nghiên cứu SGK – 51, 52 trả lời




GV: Dựa vào hình 12.1 sgk – 52 hãy cho biết có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử axit piruvic được hình thành từ 1 phân tử glucôzơ bị phân giải trong đường phân?
HS: quan sát hình 12.2 trả lời
2 ATP + 2 Axit Piruvic
GV:  Phân giải hiếu khí xảy ra trong điều kiện nào? Diễn ra ở đâu?
HS: nghiên cứu SGK trả lời
GV:  Dựa vào kiến thức sinh học 10, hãy mô tả cấu tạo của ti thể là bào quan hô hấp hiếu khí?
HS: nhớ lại kiến thức lớp 10 trả lời
GV: Con đường hô hấp hiếu khí bao gồm những quá trình nào? Diễn ra ở đâu?

GV: Dựa vào sơ đồ trên hình 12.2 sgk – 52 , hãy so sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí và lên men?
HS quan sát hình 12.2 và nhận xét:
Năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí cao hơn hô hấp kị khí rất nhiều (9 lần)

GV: Hô hấp sáng là gì?
GV : Hô hấp sáng có những đặc điểm gì? (Điều kiện xảy ra hô hấp sáng, xảy ra ở những bào quan nào, có tạo năng lượng không?)
GV : Hô hấp sáng gây ảnh hưởng như thế nào đối với cây trồng?
HS : nghiên cứu SGK trả lời




GV : Dựa vào kiến thức về quang hợp và hô hấp, hãy chứng minh quang hợp là  tiền đề cho hô hấp và ngược lại?
HS : vận dụng những kiến thức đã học trả lời




GV : Có những nhân tố ngoại cảnh nào ảnh hưởng đến quá trình hô hấp ở thực vật?
HS : vận dụng kiến thức đã học trả lời
GV : Nước ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hô hấp?
HS : vận dụng kiến thức đã học trả lời










GV : Thực vật hô hấp được ở nhiệt độ nào?
GV : Nhiệt độ ảnh hưởng như thế nào đến hô hấp?
HS : vận dụng kiến thức đã học trả lời




GV : Dựa vào kiến thức đã học về hô hấp ở phần trên, hãy nêu vai trò của ôxi đối với hô hấp của cây?
HS vận dụng kiến thức đã học trả lời

GV : Hàm lượng CO2 ảnh hưởng như thế nào đến quá trình hô hấp?
GV : Trong bảo quản nông phẩm người ta ứng dụng hàm lượng CO2 như thế nào?
GV : Dựa vào kiến thức về hô hấp, mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường, hãy nêu một số biện pháp bảo quản nông phẩm?
HS : vận dụng kiến thức đã học trả lời
·        Giảm hàm lượng nước: phơi, sấy khô
·        Giảm nhiệt độ: tủ lạnh
·        Tăng hàm lượng CO2
Liên hệ: Hô hấp chịu ảnh hưởng của các nhân tố nước, nhiệt độ, O2, CO2à Cần có ý thức bảo vệ môi trường để cây xanh hô hấp tốt





9’










































16’






































4’












7’
I. Khái quát về hô hấp ở thực vật

1. Hô hấp ở thực vật là gì?














- Khái niệm: Hô hấp ở thực vật là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohiđrat bị phân giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích luỹ trong ATP


2. Phương trình hô hấp tổng quát


C6H12O6 + 6 O2 à 6 CO2 + 6 H2O +    Q + ATP









3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật

- Tạo nhiệt lượng: duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của cơ thể thực vật.
- Tạo ATP: sử dụng cho nhiều hoạt động sống của cây (vận chuyển các chất, sinh trưởng, tổng hợp chất hữu cơ, sửa chữa những hư hại của tế bào)
- Tạo sản phẩm trung gian: cung cấp cho các quá trình tổng hợp các hợp chất hữu cơ khác trong cơ thể.


II. Con đường hô hấp ở thực vật
1. Phân giải kị khí

- Xảy ra trong điều kiện thiếu O2: rễ cây ngập úng, hạt ngâm trong nước…
- Xảy ra ở tế bào chất
- Gồm: Đường phân và lên men
+) Đường phân:
- 2ATP
 
 

- H2O
 
C6H12O6                      2 Axit Piruvic

+) Lên men:
2Axit Piruvic    à 2 Rượu êtilic +  2CO2    (Hoặc 2 Axit lactic)




2. Phân giải hiếu khí

- Xảy ra trong điều kiện có O2
- Ti thể là bào quan hô hấp ở thực vật hiếu khí


- Gồm:
·        Đường phân: tế bào chất
- 2ATP
 
 

- H2O
 
 C6H12O6                    2 Axit Piruvic  

·       
Crep
 
Chu trình Crep và chuỗi vận chuyển êlectron: tế bào chất, ti thể

Chui vn chuyn êlectron
 
2 Axit Piruvic + O2               6 CO2 

                                               6 H20   +                                      + 36 ATP


III. Hô hấp sáng
- Khái niệm: Hô hấp sáng là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 ngoài sáng
- Đặc điểm
·        Điều kiện ánh sáng cao, ôxi nhiều
·        Xảy ra ở 3 bào quan: lục lạp, perôxixôm, ti thể
·        Không tạo năng lượng
- Ảnh hưởng:
·        Gây lãng phí sản phẩm của quang hợp
·        Hình thành 1 số axit amin cho cây (glixerin, serin)

IV. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường

1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp
Quang hợp là tiền đề cho quá trình hô hấp và ngược lại
- Sản phẩm của quá trình hô hấp tham gia cấu tạo bộ máy quang hợp, pha sáng và pha tối quang hợp
- Sản phẩm của quá trình quang hợp (C6H12O6, 02) làm nguyên liệu cho quá trình hô hấp

2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường
a. Nước
- Nước cần cho hô hấp
- Mất nước hô hấp giảm
- Tăng lượng nước ở các cơ quan đang ở trạng thái ngủ (hạt) à hô hấp tăng à Muốn hạt nảy mầm phải đảm bảo đủ nước
b. Nhiệt độ
- Thực vật hô hấp được ở nhiệt độ 0-40OC
- Hô hấp tuân theo định luật Van – Hôp:
Q10  = 2 - 3
(Cứ tăng nhiệt độ thêm 10OC thì cường độ hô hấp tăng lên 2 – 3 lần)

c. Ôxi
- Quang hợp cần O2
- Khi nồng độ O2 trong khí quyển giảm dưới 5% thì cây chuyển sang hô hấp kị khí

d. Hàm lượng CO2
- Hàm lượng CO2 vượt quá 40% sẽ ức chế hô hấp
- Ứng dụng: tăng hàm lượng CO2 để bảo vệ nông sản

3. Thực hành luyện tập  ( 3’)
GV hệ thống lại kiến thức bài học
4. Vận dụng  (1’)
- Đọc kết luận SGK – 54
- Đọc mục “Em có biết” sgk - 55
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK                            
- Chuẩn bị bài 13 thực hành: Phát hiện diệp lục và Carôtenôit
V. RÚT KINH NGHIỆM SAU GIỜ DẠY
...………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..…..……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..……………………………………………………………………………………………………………….
...……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….


Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN