Bài 32: TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (Tiếp)

Ngày soạn: 05/01/2016
Ngày giảng: 14/01/2016


Tiết 35 – Bài 32
TẬP TÍNH CỦA ĐỘNG VẬT (Tiếp)

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Giải thích được một số cách hình thành tập tính ở động vật
-         Phân biệt được các dạng tập tính cơ bản ở động vật
-         Nêu được một số ứng dụng trong đời sống, sản xuất
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm tập tính, các dạng tập tính và cơ sở thần kinh của tập tính ở động vật
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát – Tìm tòi
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHƯC BÀI HỌC
1. Kiểm tra bài cũ (5’)
-         Tập tính là gì? Cho ví dụ? Phân biệt tập tính bẩm sinh và tập tính học được?
-         Trình bày cơ sở thần kinh của tập tính?
2. Khám phá (1’)
GV đặt vấn đề: bằng cách nào mà động vật hình thành được tập tính học được? Tập tính bẩm sinh và học được ở động vật thường được biểu hiện ở những dạng nào?
3. Kết nối
Hoạt động của GV và HS
TG
Nội dung

GV lấy ví dụ SGK – 127 và yêu cầu HS dựa vào ví dụ đó cho biết thế nào là hình thức học tập quen nhờn ở động vật?
HS dựa vào gợi ý của GV trả lời



GV phân tích ví dụ SGK – 127 và yêu cầu HS cho biết hình thức học tập in vết ở động vật là tập tính như thế nào?
? In vết gặp phổ biến ở loài động vật nào?
? In vết hiệu quả nhất ở giai đoạn nào?
HS suy nghĩ trả lời




GV phân tích thí nghiệm của Paplop SGK – 128 và yêu cầu HS dựa vào đó trình bày thế nào là điều kiện hoá đáp ứng?
HS suy nghĩ trả lời






GV phân tích thí nghiệm của Skinnơ SGK – 128 và yêu cầu HS dựa vào đó trình bày thế nào là điều kiện hoá hành động?
HS suy nghĩ trả lời





GV phân tích ví dụ  SGK – 128 và yêu cầu HS dựa vào đó trình bày thế nào là học ngầm?
HS suy nghĩ trả lời










GV phân tích ví dụ  SGK – 129 và yêu cầu HS dựa vào đó trình bày thế nào là học khôn?
HS suy nghĩ trả lời
? Học khôn là tập tính học đuợc chỉ gặp ở đối tượng nào?
HS suy nghĩ trả lời
GV yêu cầu HS thực hiện lệnh SGK – 129
HS dựa vào kiến thức vừa học trả lời đưa ra đáp án trắc nghiệm: B, D, B
GV yêu cầu HS lấy thêm 1 số ví dụ khác về tập tính học đuợc ở động vật
HS suy nghĩ và lấy các ví dụ khác:
·        Gõ kẻng gọi cá lên ăn
·        Ghi âm tiếng mèo kêu để đuổi chuột
·        Cho khỉ, cá heo làm xiếc để có được thức ăn



? Kiếm ăn là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được? Cho Ví dụ?
HS liên hệ thực tiễn trả lời




? Vì sao động vật phải bảo vệ lãnh thổ của mình? Cho ví dụ?
HS suy nghĩ trả lời
VD: Sơn dương bôi dịch tiết ở trước mắt đánh dấu lãnh thổ ở trên đá hay cành cây

? Sinh sản là tập tính bẩm sinh hay tập tính học được?
HS suy nghĩ trả lời
VD:
·        Công đực khoe mẽ bộ lông để quyến rũ con cái
·        Ếch đực có túi kêu ở thềm miệng dẫn dụ con cái
·        Thạch sùng khoe mẽ và cất tiếng kêu để gọi con cái


GV đưa ra ví dụ SGK và phân tích
? Vì sao một số động vật lại có tập tính di cư?
? Động vật di cư dựa vào yếu tố nào?
HS liên hệ thực tiễn trả lời
VD:
·        Chim én di cư về phương nam để tránh rét
·        Nhạn biển di cư từ cực abức xuống cực nam
·        Cá hồi di cư từ biển vào sông để đẻ


GV lấy một số ví dụ và phân tích
? Thế nào là tập tính xã hội?
HS dựa vào ví dụ GV đưa ra trả lời
? Tập tính xã hội gồm những kiểu tập tính nào?
HS đọc SGK trả lời

? Lấy ví dụ về tập tính thứ bậc ở động vật?
? Con đầu đàn trong tập tính thứ bậc được giao những công việc như thế nào?
HS dựa vào phân tích ví dụ trả lời

? Lấy ví dụ về tập tính vị tha ở động vật?
? Tập tính vị tha là tập tính như thế nào?
HS dựa vào phân tích ví dụ trả lời
GV yêu cầu HS lấy thêm 1 số ví dụ khác về các tập tính phổ biến ở động vật?
HS liên hệ thực tiễn trả lời
- Tập tính kiếm ăn: Hải li đắp đập ngăn sông, suối để bắt cá
- Tập tính bảo vệ lãnh thổ: Tinh tinh đực đánh đuổi những con tinh tinh đực lạ khi vào vùng lãnh thổ của nó
- Tập tính sinh sản: Vào mùa sinh sản, hươu đực húc nhau, con thắng trận sẽ giao phối vưói con cái
- Tập tính di cư: Sếu đầu đỏ, Hạc di cư theo mùa
-Tập tính xã hội: Chó sói, sư tử sống theo bầy đàn


GV yêu cầu HS thực hiện 2 lệnh SGK – 131
HS suy nghĩ trả lời
Liên hệ: Em có suy nghĩ và biện pháp gì trước tình trạng ĐV quý hiếm ngày càng khan hiếm hiện nay?
Hs: Liên hệ thực tế trả lời:
- Có ý thức bảo vệ bằng cách tạo điều kiện sống thật tốt  để chúng sinh sản và tăng nhanh về số lượng, bảo vệ độ đa dạng sinh học
 - Lên án hành động săn bắt động hoang dã quý hiếm.
13












































































11











































































9
IV. Một số hình thức học tập ở động vật
1. Quen nhờn
- Là hình thức học tập đơn giản nhất
- Động vật phớt lờ, không trả lời những kích thích lặp lại nhiều lần nếu những kích thích đó không kềm theo sự nguy hiểm nào
- Ví dụ: Sư tử đi cùng với người
2. In vết
- Con non mới ra đời có tính bám và đi theo các vật chuyển động mà chúng nhìn thấy đầu tiên
- Phổ biến ở chim
- Ví dụ: Gà con mới nở đi theo gà mẹ
- In vết có hiệu quả nhất ở giai đoạn sau khi sinh ra vài giờ
-Ví dụ: Sau khi mới nở ra con bám theo gà mẹ
3. Điều kiện hoá
a. Điều kiện hoá đáp ứng (Điều kiện hoá kiểu Paplôp)
- Ví dụ: Bật đèn cho chó ăn sau nhiều lần phối hợp bật đèn và thức ăn sau 1 thời gian chỉ cần bật đèn chó tiết nước bọt
- Khái niệm: Điều kiện hoá đáp ứng là hình thành mối liên kết mới trong thần kinh trung ương dưới tác động của các kích thích kết hợp đồng thời
b. Điều kiện hoá hành động (Điều kiện hoá kiểu Skinnơ)
- Ví dụ: Thả chuột vào bàn đạp có gắn thức ăn khi chuột chạy vô tình đạp vào bàn đạp thức ăn rơi ra. Khi đói chuột chủ động nhấn bàn đạp lấy thức ăn
- Khái niệm: Điều kiện hoá hành động là kiểu liên kết một hành vi của động vật với một phần thưởng (hoặc phạt), sau đó động vật chủ động lặp lại các hành vi đó
4. Học ngầm
- Ví dụ: Thả chuột vào 1 khu vực có nhiều lối đi nó sẽ chạy thăm dò đường. nếu con người cho thức ăn vào con chuột sẽ tìm thấy thức ăn nhanh hơn những con chuột chưa đi thăm dò đường
- Khái niệm: Học ngầm là kiểu học không có ý thức, không biết rõ là mình đã học được. Sau này, khi có nhu cầu thì kiến thức đó tái hiện lại giúp động vật giải quyết được những tình huống tương tự
5. Học khôn
- Ví dụ: Tinh tinh biết cách xếp các thùng gỗ chồng lên nhau để lấy chuối trên cao
- Khái niệm: Học khôn là kiểu học phối hợp các kinh nghiệm cũ để tìm cách giải quyết những tình huống mới
- Học khôn chỉ có ở động vật có hệ thần kinh rất phát triển như người và các động vật vật khác thuộc họ Linh trưởng










V. Một số dạng tập tính phổ biến ở động vật
1. Tập tính kiếm ăn
- Biểu hiện: Cách vồ mồi, cách rình rập
- Thuộc loại: Tập tính bẩm sinh kết hợp với tập tính học được
- Ví dụ: Mèo rình vồ mồi,…
2. Tập tính bảo vệ lãnh thổ
- Ví dụ: Chó sói đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu
- Biểu hiện: Chiếm cứ 1 vùng, đuổi cá thể cùng loài khỏi vùng chiếm cứ
- Thuộc loại: Tập tính bẩm sinh và học được
3. Tập tính sinh sản
- Ví dụ: Công đực khoe mẽ bộ lông đẻ quyến rũ con cái
- Biểu hiện: Chăm sóc con non, ve vãn con cái
- Thuộc loại: tập tính bẩm sinh, mang tính bản năng







4. Tập tính di cư
- Ví dụ: Chim én di cư về phương nam tránh rét, Cá hồi di cư từ biển vào sông để đẻ
- Biểu hiện:
·        Động vật thay đổi nơi sống theo mùa hay thời kì phát triển ca thể
·        Động vật di chuyển một quãng đường dài theo 1 chiều hoặc 2 chiều
·        Động vật di cư dựa vào vị trí mặt trời, trăng, sao, từ trường trái đất, hướng dòng nước chảy
- Thuộc loại: Tập tính bẩm sinh
5. Tập tính xã hội
- Ví du: Ong, kiến, mối, chim, voi, chó sói, trâu rừng, hươu, nai… sống theo bầy đàn
- Biểu hiện: Phân thứ bậc (đầu đàn), vị tha như bảo vệ tổ, bảo vệ chúa
- Thuộc loại: Tập tính bẩm sinh
a. Tập tính thứ bậc
- Ví dụ: Voi đầu đàn,…
- Phân công con đầu đàn nhiệm vụ bảo vệ đàn và được ưu tiên về thức ăn và con cái trong mùa sinh sản

b. Tập tính vị tha
- Ví dụ: SGK – 131

- Hi sinh quyền lợi, tính mạng bản thân cho lợi ích của bày đàn
















VI. Ứng dụng những hiểu biết vào đời sống và sản xuất
- Trong sản xuất:
·        Hình thành tập tính cho vật nuôi trong gia đình
·        Hình thành tập tính ở động vật có lợi cho con người
- Trong đời sống:
·        Hình thành thói quen trong rèn luyện sức khỏe
·        Hình thành thói quen trong cuộc sống gia đình


4. Thực hành luyện tập (5’)
- GV yêu cầu HS hoàn thành bảng sau:
Loại tập tính
Ví dụ
Ứng dụng
Kiếm ăn
(?)
(?)
Lãnh thổ
(?)
(?)
Sinh sản
(?)
(?)
Di cư
(?)
(?)
Xã hội thứ bậc
(?)
(?)
Xã hội vị tha
(?)
(?)


àTL:
Loại tập tính
Ví dụ
Ứng dụng
Kiếm ăn

Hổ, Báo săn mồ, vồ mồi; Nhện giăng lưới bẫy côn trùng
Nuôi thú săn mồi( chó săn,chim săn mồi, Rái cá săn cá)
Bảo vệ lãnh thổ

Các loài thú rừng thường chiếm vùng lãnh thổ riêng
Biện pháp bảo vệ và khai thác các loài thú quý hiếm. Nuôi ĐV giữ nhà
Sinh sản

Ve vãn, ấp trứng và đẻ trứng
 Chăn nuôi
Di cư

Các đàn chim Sếu di cư theo mùa
Săn bắt, bảo vệ chim thú
Xã hội thứ bậc

Các loài thú sống thành bầy đàn và có thứ bậc
Khai thác, bảo vệ chim thú
Xã hội vị tha
Ong thợ lao động để phục vụ cho sự sinh sản của Ong chúa
Nghề nuôi Ong
5. Vận dụng (1’)
- Đọc kết luận SGK – 132
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK – 132
- Sưu tầm tranh ảnh, đĩa hình về tập tính của động vật
V. RÚT KINH NGHIỆM GIỜ DẠY
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................../


Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN