Bài 34: SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

Ngày soạn:  21/01/2016
Ngày giảng: 28/01/2016

CHƯƠNG III – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN
A – SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN Ở THỰC VẬT
Tiết 37 – Bài 34

SINH TRƯỞNG Ở THỰC VẬT

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Học xong bài này, HS cần phải:
1. Kiến thức
-         Xác định được dấu hiệu bản chất của khái niệm sinh trưởng, sinh trưởng thứ cấp, sinh trưởng sơ cấp
-         Phân biệt được các loại mô sinh sinh và nhóm thực vật chứa các loại mô phân sinh đó
-         Phân biệt được sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp
-         Giải thích được sự hình thành vòng năm
-         Chỉ ra được các nhân tố ảnh hưởng đến dinh trưởng của thực vật
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát tranh hình
- Rèn kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức
- Vận dụng lí thuyết giải thích các hiện tượng thực tế
- Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, trình bày suy nghĩ, ý tưởng
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về khái niệm sinh trưởng ở thực vật, sự sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng ở thực vật
- Kĩ năng quản lí thời gian, đảm nhận trách nhiệm, hợp tác trong hoạt động nhóm
3. Thái độ
- Yêu thích môn học, yêu thiên nhiên
- Biết chăm sóc cây trồng và bảo vệ môi trường
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC
-         Hỏi – Đáp
-         Quan sát – Tìm tòi
-         Hoạt động nhóm
III. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC
-         SGK Sinh học 11
-         Giáo án
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHƯC BÀI HỌC
1. Khám phá (1’)
- GV: Sinh trưởng là gì? Vì sao cây sinh trưởng được? à Bài mới
2. Kết nối

Hoạt động của GV và HS
Nội dung
TG
GV cho HS quan sát tranh vẽ của cây đậu từ khi hạt nảy mầm cho đến khi cây trưởng thành
GV yêu cầu HS nhận xét sự thay đổi đó của cây đậu
HS quan sát hình vẽ trả lời: Sự thay đổi về chiều dài, bề ngang, có nhiều lá hơn
à GV khẳng định đó là sinh trưởng ở thực vật
? Sinh trưởng là gì? Cho VD?
Ví dụ :Sự dài ra của rễ, tăng kích thước của cánh hoa




? Cơ sở khoa học của sự sinh trưởng là gì?
HS suy nghĩ trả lời


GV: Cây sinh trưởng được chính là nhờ sự phân chia của các loại mô phân sinh sinh? Vậy thực vật có những loại mô phân sinh nào?
GV cho HS quan sát hình 34.1 SGK – 134
? Mô phân sinh là gì?
HS quan sát hình và đọc tài liệu trả lời
? GV cho HS quan sát hình 34.1 SGK – 134 và cho biết có những loại mô phân sinh nào?
HS quan sát hình vẽ trả lời
GV yêu cầu HS quan sát hình 34.1  sgk – 134 và hoạt động nhóm theo bàn để hoàn thành nội dung bảng : Phân biệt các loại mô phân sinh
HS quan sát hình vẽ hoàn thành bảng






? Cây 1 lá mầm chặt ngọn có cao được nữa không?
HS vận dụng kiến thức vừa học trả lời: Có cao vì cây 1 lá mầm tăng chiều cao chủ yếu là do sự phân chia của mô phân sinh lóng



GV cho HS quan sát hình 34.2 SGK – 135 và trả lời một số câu hỏi sau:
? Vị trí nào của cây xảy ra sinh trưởng sơ cấp?
? Kết quả của quá trinh sinh trưởng sơ cấp  của thân là gì?
? Sinh trưởng sơ cấp là gì ?
? Sinh trưởng sơ câp có ở những loại thực vật nào?
HS quan sát hình vẽ kết hợp với kiến thức vừa học trả lời

GV yêu cầu HS quan sát hình 34.2 sgk – 136 và trả lời một số câu hỏi sau:
? Kết quả của quá trình sinh trưởng thứ cấp là gì?
? Sinh trưởng thứ cấp của thân cây do sự phân chia của loại mô phân sinh nào?
? So sánh kích thước thân của cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm? Từ đó chỉ ra loại thực vật có sinh trưởng thứ cấp?
? Các lớp tế bào ngoài cùng của vỏ cây thân gỗ được sinh ra từ đâu?
HS quan sát hình vẽ kết hợp với kiến thức vừa học trả lời
GV: Sinh trưởng thứ cấp chỉ có ở thân cây gỗ à Vậy thân cây gỗ có cấu tạo như thế nào?
HS quan sát hình 34.4 sgk – 137 trả lời








? Thế nào là vòng gỗ hàng năm?
HS suy nghĩ trả lời
GV: Các vòng gỗ màu sáng có các mạch ống rộng hơn và có thành mỏng hơn vòng gỗ màu sẫm
? Vì sao vòng gỗ hàng năm có màu sắc và độ dày mỏng khác nhau?
·        Vòng sáng sinh trưởng về mùa xuân hay mùa hạ, màu sẫm sinh trưởng về mùa đông do cây không phát triển lắm
·        Điều kiện thời tiết thuận lợi à Vòng gỗ sáng rộng, điều kiện không thuận lợi à Cây chậm phát triển à Vòng gỗ sáng hẹp
? Nhìn vào vòng gỗ hàng năm cho ta biết điều gì?
à Đoán được tuổi cây, cho biết điều kiện khí hậu có thuận lợi cho cây phát triển hay không
HS suy nghĩ vận dụng kiến thức vừa học trả lời

? Trong cây có những nhân tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây?
HS suy nghĩ trả lời



? Có những nhân tố bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng của cây?
HS suy nghĩ trả lời
? Liên hệ: Để thực vật sinh trưởng tốt cần phải làm gì?
HS liên hệ thực tế trả lời:
·        Trồng cây đúng mật độ, khoảng cách, xen canh hợp lí
·        Có ý thực bón phân, tưới nước hợp lí, giữ môi trường ổn định
I. KHÁI NIỆM









- Khái niệm: Sinh trưởng của thực vật là quá trình tăng về kích thức (chiều dài, bề mặt, thể tích) của cơ thể do tăng số lượng và kích thước của tế bào.
- Ví dụ: Cây đậu xanh lúc mới nảy mầm có chiều dài thân là 3 cm, sau 2 tuần đạt chiều dài là 30 cm
- Cơ sở khoa học: Qúa trình nguyên phân

II. MÔ PHÂN SINH
1. Khái niệm
- Mô phân sinh là nhóm tế bào chưa phân hoá,còn khả năng nguyên phân
2. Các loại mô phân sinh


MPS

Vị trí
Chức năng
Loại thực vật
MPS đỉnh
Chồi đỉnh, chồi nách, đỉnh rễ

Gia tăng chiều dài của thân và rễ

Cây 1 lá mầm và cây 2 lá mầm

MPS bên
Thân và rễ ( trừ vị chí đỉnh)
Tăng độ dày của thân và rễ

Cây 2 lá mầm

MPS lóng
Các mắt của lóng

Tăng chiều dài của lóng

Cây 1 lá mấm
III. SINH TRƯỚNG SƠ CẤP VÀ SINH TRƯỞNG THỨ CẤP
1. Sinh trưởng sơ cấp
- Khái niệm: Là sự sinh trưởng làm tăng chiều dài của thân và rễ do hoạt động nguyên phân của mô sinh đỉnh




- Loại thực vật: Cây 1 lá mầm và 2 lá mầm

2. Sinh trưởng thứ cấp
a. Khái niệm







- Khái niệm: Là sự sinh trưởng làm tăng đường kính (chu vi, độ dày) của thân cây do hoạt động nguyên phân của mô phân sinh bên: Tầng phát sinh mạch và tầng phát sinh vỏ
- Loại thực vật: Cây 2 lá mầm



b. Cấu tạo thân cây gỗ
- Phần vỏ bao quanh thân
- Phần gỗ
·        Gỗ lõi: Màu sẫm, ở trung tâm thân, gồm các lớp tế bào mạch gỗ thứ cấp già làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng trong thời gian ngắn, làm giá đỡ cho cây
·        Gỗ dác: Màu sáng, nằm ngoài lớp gỗ lõi, gồm các lớp mạch gỗ thứ cấp trẻ chủ yếu làm nhiệm vụ vận chuyển nước và muối khoáng trong cây
 - Vòng gỗ hàng năm: do tầng sinh mạch tạo ra nhiều mạch gỗ xếp thành vòng đồng tâm có độ dày mỏng khác nhau.


















IV. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾM SINH TRƯỞNG
1. Các nhân tố bên trong
- Đặc điểm di truyền
- Thời kì sinh trưởng
- Hoocmôn thực vật điều tiết tốc độ sinh trưởng của cây
2. Các nhân tố bên ngoài
- Nhiệt độ
- Hàm lượng nước: Tế bào chỉ sinh trưởng được trong điều kiện độ no nước của tế bào không thấp hơn 95%
- Ánh sáng: ảnh hưởng đến quang hợp và hình thái của cây
- Ôxi: Nồng độ ôxi giảm xuống dưới 5% thì sinh trưởng bị ức chế
- Dinh dưỡng khoáng: Thiếu dinh dưỡng khoáng thiết yếu, sinh trưởng của cây bị ức chế, thậm chí bị chết

5



















13


























15


































































5





3. Thực hành luyện tập(5’)
- GV hệ thống lại kiến thức bài học
? Nêu điểm khác nhau cơ bản giữa sinh trưởng sơ cấp và sinh trưởng thứ cấp?
? Những nét hoa văn trên đồ gỗ có xuất xứ từ đâu? à Vòng gỗ hàng năm
? Giải thích hiện tượng mọc vống của thực vật trong bóng tối? à Trong tối, lượng chất kích thích sinh trưởng(auxin) nhiều hơn chất ức chế sinh trưởng(axit abxixic) nên cây sinh trưởng mạnh hơn. Hơn nữa, ở trong tối cây ít bị mất nước hơn
- HS làm một số câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Sinh trưởng sơ cấp là hình thức sinh trưởng của:
A.   Mô phân sinh làm cho cây cao lên
B.   Tầng sinh mạch làm cho cây tăng về chiều ngang
C.   Tầng sinh mạch và tầng sinh bần
D.   Tầng sinh bần
Câu 2: Sinh trưởng thứ cấp là do sự phân chia tế bào của:
A.   Mô phân sinh đỉnh ở thân và rễ
B.   Mô phân sinh bên để tăng chu vi của cây
C.   Tầng sinh mạch
D.   Tầng sinh bần
Câu 3: Giải phẫu mặt cắt ngang thân sinh trưởng thứ cấp theo thứ tự từ ngoài vào trong thân là:
A.   Bần→Tầng sinh bần→Mạch rây sơ cấp→Mạch rây thứ cấp→Tầng sinh mạch→Gỗ thứ cấp→Gỗ sơ cấp→Tuỷ.
B.   Bần→Tầng sinh bần→Mạch rây thứ cấp→Mạch rây sơ cấp→Tầng sinh mạch→Gỗ thứ cấp→Gỗ sơ cấp→Tuỷ.
C.   Bần→Tầng sinh bần→Mạch rây sơ cấp→Mạch rây thứ cấp→Tầng sinh mạch→Gỗ sơ cấp→Gỗ thứ cấp→Tuỷ.
D.   Tầng sinh bần→Bần →Mạch rây sơ cấp→Mạch rây thứ cấp→Tầng sinh mạch→Gỗ thứ cấp→Gỗ sơ cấp→Tuỷ.

4. Vận dụng (1’)
- Đọc kết luận SGK – 138
- Đọc mục “Em có biết” SGK - 138
- Học bài và trả lời các câu hỏi SGK
- Đọc trước bài 35 – Hoocmon thực vật


Comments

Popular posts from this blog

TÀI LIỆU THÍ NGHIỆM THỰC HÀNH TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG môn Sinh học

SH 11: Bài 9: QUANG HỢP Ở CÁC NHÓM THỰC VẬT C3, C4 VÀ CAM

SH 11: Bài 7: THỰC HÀNH THÍ NGHIỆM THOÁT HƠI NƯỚC VÀ THÍ NGHIỆM VỀ VAI TRÒ CỦA PHÂN BÓN